✴️ Uống nấm lim xanh nhiều có tốt không?

Nội dung

Uống nấm lim xanh nhiều có tốt không? Linh chi là tên gọi chung của rất nhiều loại nấm mọc ra từ các cây thân gỗ khác nhau. Còn nấm lim xanh là một loại Linh chi đặc hữu, chỉ mọc từ thân những cây Lim xanh đã chết.

Nấm lim xanh là gì?

Nấm lim xanh có tên khoa học Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., thuộc họ nấm linh chi (Ganodermataceae).

Như đã nói ở trên, nấm lim xanh cũng thuộc “dòng dõi” nhà nấm Linh chi, nhưng nó đặc biệt ở chỗ chỉ mọc ra từ những cây Lim xanh mà đã mục ruỗng trong các khu rừng nguyên sinh. Lại nói về Lim xanh, đó là loại cây lâu năm, mọc trong rừng.

 

Thành phần hóa học trong nấm lim xanh

Sở dĩ dược liệu này được săn đón nhiều như vậy, là nhờ những công dụng nấm lim xanh rừng. Trong đó không thể không kể đến những hoạt chất nổi bật của nấm lim xanh:

1. Triterpenes trong nấm linh xanh

Chất này giúp tăng cường hoạt động các nội tiết tố trong cơ thể, duy trì sự ổn định của hệ thống tiêu hóa. Nó cũng giúp tăng cường chức năng hệ thống thần kinh trung ương. Chất này cũng có khả năng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư.

2. Germaniumtrong nấm linh xanh

Tăng cường hệ thống miễn dịch, cung cấp oxy cho cơ thể và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Nó làm tăng tế bào oxy ngăn chặn tế bào ung thư lấy đi oxy.

3. Ling Zhi-8 proteintrong nấm linh xanh

Điều hoà hệ thống miễn dịch cho cơ thể con người. Nó kích hoạt sự phát triển của các tế bào đuôi gai, một loại tế bào nằm trong bạch cầu đơn nhân của con người.

4. Adenosinetrong nấm linh xanh

Có vai trò điều tiết các quá trình sinh lí trong cơ thể. Chất này có khả năng: Ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch: duy trì quá trình tuần hoàn, điều hòa lương cholesterol trong máu: cải thiện khả năng sinh lí; ổn định thần kinh.

5. Các vitamin nhóm B trong nấm linh xanh

Đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hóa carbohydrate thành đường và chuyển hóa chất béo.

6. Các vitamin nhóm C trong nấm linh xanh

Giữ vai trò như một đồng tố tham gia vào các phản ứng hoá sinh; chuyển hoá các hợp chất trong hoạt động tạo collagen; giúp cơ thể hấp thu sắt; tham gia vào quá trình xúc tác oxy hoá thuốc; đào thải các gốc tự do có hại trong cơ thể.

 

Sử dụng nấm lim xanh rừng có gây ra tác dụng phụ nào không?

Theo các tài liệu từ xưa đến nay, loại linh dược này khá an toàn khi dùng. Người sử dụng hầu như không gặp phải tác dụng phụ nào hoặc nếu có thì không đáng kể. Một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy khó chịu tại thời điểm bắt đầu sử dụng nấm lim xanh do cơ thể cần thay đổi thể thích nghi với các tác dụng mà hoạt chất trong nấm đem lại.

Ngoài ra, cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như:

  • Đau bụng.
  • Ngứa, phát ban.
  • Đau cổ họng.

Hơn nữa, các thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện và chưa có ghi nhận nào về phản ứng giữa nấm lim xanh với thuốc Tây y hiện đại. Tuy vậy, bạn vẫn nên sử dụng nấm lim xanh trước hoặc sau khi uống thuốc Tây trong khoảng thời gian từ 30 phút trở lên để đảm bảo hiệu quả hấp thu thuốc tối đa, tránh những tương tác không đáng có.

 

Một số lưu ý khác khi dùng nấm lim xanh rừng

Để tận dụng triệt để công dụng nấm lim xanh và đảm bảo an toàn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không sắc chung nấm lim xanh với các loại dược liệu khác khi không có chỉ định từ bác sĩ. Thuốc sắc sẽ có vị đắng khó uống, bạn có thể thêm cam thảo để điều trị, không nên cho thêm đường hoặc long nhãn để tránh gây nên các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người bệnh thận không nên sử dụng dược liệu này.
  • Nên uống nước sắc từ nấm lim xanh vào buổi sáng, để phát hụy hiệu quả các công dụng nấm lim xanh rừng.
  • Trong quá trình điều trị và sử dụng nấm, bạn không nên uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích.
  • Nên dùng nồi đất thay vì nồi nhồm sắc thuốc để đảm bảo giữ nguyên dược tính của dược liệu.

Nấm lim xanh (đặc biệt là nấm lim xanh Quảng Nam) có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe và cách sử dụng cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tự ý sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào để chữa bệnh nhé!

return to top