1. Hormone Prolactin
Prolactin (PRL) là một là hormone peptide do tuyến yên tiết ra. Bình thường prolactin bị ức chế bởi PIH ở vùng dưới đồi và được bài tiết với nồng độ rất thấp, 110-510 mU/L ở nam và 80-600 mU/L ở nữ. Khi có thai prolactin tăng dần từ tuần thứ 5 của thai kỳ cho tới lúc sinh, gấp 10-20 lần bình thường.
2. Vai trò của Prolactin
Không có thai: Khi không có thai, Prolactin có cơ chế tác động tương tự như cytokine, có vai trò trong sự trao đổi chất và điều hòa hệ thống miễn dịch. Prolactin có các vai trò quan trọng liên quan đến chu kỳ tế bào như các quá trình sinh trưởng, biệt hóa và chống sự chết của tế bào theo chương trình (anti-apoptotic). Như một yếu tố tăng trưởng, prolactin gắn với các thụ thể cytokine, ảnh hưởng sâu sắc đến sự tạo máu, sự sinh mạch máu và tham gia điều hòa quá trình đông máu thông qua một số con đường. Prolactin tác động đến các tế bào đích qua thụ thể prolactin và qua một số thụ thể cytokine.
Khi có thai:
Prolactin có vai trò kích thích các tuyến sữa sản xuất sữa
Prolactin trong nước ối giúp cho điều hòa chuyển hóa muối và nước đối với thai nhi
3. Vì sao tác dụng sinh lý của Prolactin lại khác nhau khi có và không có thai: cơ chế tiết.
Prolactin được tiết ra từ các tế bào lactotroph ở thùy trước tuyến yên. Sự chế tiết prolactin được điều hòa bởi vùng dưới đồi. Khác hẳn các hormones của thùy trước tuyến yên, vùng dưới đồi chủ yếu là ức chế cường tính (tonic inhibition).
Prolactin được tiết ra từ thùy trước tuyến yên trong sự đáp ứng với sự ăn uống, giao phối, điều trị với estrogen, trong sự rụng trứng và cho con bú.
Trong thời gian mang thai, nồng độ của Prolactin trong máu tăng lên song song với Progesterone và Estrogen nhưng nồng độ cao của Progesteron trong suốt thời gian mang thai đã ức chế chức năng tạo sữa của Prolactin. Trước khi đẻ 3-4 ngày, thể vàng tiêu biến làm cho Progesteron giảm đột ngột, mặt khác Estrogen do nhau thai tiết ra vẫn duy trì ở mức cao đã ức chế vùng dưới đồi phân tiết yếu tố ức chế Prolactin (PIF). Như vậy, Prolactin một mặt được giải phóng khỏi sự ức chế của Progesteron, mặt khác được thùy trước tuyến yên tiết mạnh hơn, do đó xúc tiến tạo sữa nhanh chóng ở tuyến sữa.
Khi đứa trẻ sinh ra, cả hai hormon trên giảm đột ngột tạo điều kiện cho prolactin phát huy tác dụng bài tiết sữa.