✴️ Chữa bệnh vẩy nến như thế nào?

Nội dung

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Bệnh gây ra nhiều phiền toái cho đời sống vật chất, tinh thần của người bệnh. Vậy chữa bệnh vẩy nến như thế nào?

"Chữa bệnh vẩy nến như thế nào" là thắc mắc chung của nhiều người bệnh.

“Chữa bệnh vẩy nến như thế nào” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh.

“Chữa bệnh vẩy nến như thế nào” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bởi vì vảy nến là một bệnh mạn tính, hay tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tuổi tác, sức khỏe tổng thể, và các yếu tố khác.

Điều trị tại chỗ

Phương pháp điều trị tác động trực tiếp lên da được gọi là phương pháp điều trị tại chỗ, bao gồm sử dụng các loại kem, thuốc mỡ, thuốc nước và gel. Đây thường là lựa chọn điều trị đầu tiên cho bệnh nhân bị vẩy nến nhẹ đến trung bình. Trong một số trường hợp, điều trị tại chỗ được kết hợp với các phương pháp khác.
– Các loại kem và thuốc mỡ cortisone là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh vẩy nến. Những loại thuốc này giúp kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da  quá mức, làm dịu da và hạn chế các triệu chứng khó chịu.
– Thuốc Retinoids  dạng bôi có nguồn gốc từ vitamin A và có tác dụng bình thường hóa hoạt động tăng trưởng trong tế bào da, giúp làm chậm quá trình viêm. Mặc dù vây retinoids dạng bôi có nhiều tác dụng phụ hơn. Phụ nữ đang mang thai hoặc có thể có thai không nên sử dụng do những nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Phương pháp điều trị tác động trực tiếp lên da được gọi là phương pháp điều trị tại chỗ, bao gồm sử dụng các loại kem, thuốc mỡ, thuốc nước và gel.

Phương pháp điều trị tác động trực tiếp lên da được gọi là phương pháp điều trị tại chỗ, bao gồm sử dụng các loại kem, thuốc mỡ, thuốc nước và gel.

– Nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3: được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác để điều trị bệnh vảy nến từ nhẹ đến trung bình, bao gồm Calcipotriene (Dovonex) và calcitriol (Rocaltrol). Loại thuốc này có tác dụng làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da.
– Anthralin, hoặc Dritho-Scalp: có tác dụng làm bình thường hóa hoạt động tăng trưởng trong tế bào da của bạn và loại bỏ các vảy. Khuyến cáo chỉ nên cho da tiếp xúc với loại kem này trong thời gian ngắn vì nếu để quá lâu có thể gây kích ứng da và nhuộm màu da.
– Dầu gội trị gàu: được sử dụng để gội đầu và massage các vùng da đầu bị ảnh hưởng của bệnh vẩy nến.
– Polytar: chế phẩm chứa hắc ín than đá, có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sự tăng sinh quá mức của da. Polytar gây kích ứng da và nhuộm màu da, có mùi khó chịu nên cần rửa kỹ sau khi sử dụng.
– Acid Salicylic và Acid Lactic: có tác dụng tiêu sừng, giúp bong tróc vảy dễ dàng và làm bình thưởng hóa lớp sừng ở da.

Điều trị toàn thân

Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc uống hoặc tiêm nếu bệnh vẩy nến quá nặng hay không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Một số loại thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy các bác sĩ chỉ sử dụng cho các trường hợp bệnh vẩy nến kéo dài dai dẳng.
– Methotrexate:  giảm tăng trưởng các tế bào da và ngăn chặn phản ứng miễn dịch. Đây là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với những người có bệnh vẩy nến erythrodermic hoặc bệnh vẩy nến mụn mủ. Gần đây, các bác sĩ đã bắt đầu sử dụng nó trong điều trị viêm khớp vẩy nến.
Tuy nhiên thuốc cũng có tác dụng phụ là chán ăn, mệt mỏi và đau dạ dày. Phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai không nên dùng methotrexate do nguy cơ mang thai ngoài tử cung và sẩy thai. Ngoài ra sử dụng methotrexate lâu dài có thể gây tổn thương gan, iảm sản xuất các tế bào máu đỏ và trắng và tiểu cầu.

Các thuốc điều trị bệnh vảy nến có nhiều tác dụng phụ, nên cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Các thuốc điều trị bệnh vảy nến có nhiều tác dụng phụ, nên cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

– Cyclosporine: thường chỉ định cho các trường hợp mắc bệnh vẩy nến quá nghiêm trọng. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn(khoảng 3 – 6 tháng) vì có thể làm tăng huyết áp. Người bệnh cần xét nghiệm máu thường xuyên và kiểm tra huyết áp để theo dõi các vấn đề sức khỏe tiềm năng.
– Retinoids: Retinoids được làm từ các chất dẫn xuất vitamin A và được dùng trong điều trị bệnh vẩy nến từ mức độ trung bình đến nặng bằng cách làm giảm tăng sinh tế bào da. Tương tự như các loại thuốc toàn thân khác, retinoids cũng có một số tác dụng phụ. Những người sử dụng loại thuốc này cần kiểm tra nồng độ cholesterol thường xuyên.  Retinoids cũng có thể gây dị tật bẩm sinh. Phụ nữ đang mang thai hoặc muốn có thai không nên dùng thuốc này. Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ ngừng uống retinoids ít nhất là ba năm trước khi cố gắng để thụ thai.
– Hydroxyurea: được sử dụng cùng phương pháp trị liệu bằng ánh sáng, tuy nhiên kém hiệu quả so với cyclosporin và methotrexate. Tác dụng phụ có thể bao gồm các tế bào máu đỏ mức quá thấp (thiếu máu), giảm các tế bào máu trắng và tiểu cầu. Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên dùng hydroxyurea do nguy cơ dị tật bẩm sinh và sẩy thai.

Thuốc miễn dịch

Đây là các loại thuốc nhắm mục tiêu đáp ứng miễn dịch của cơ thể người bệnh, thường được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm hoặc truyền. Thuốc miễn dịch được chỉ định cho những người bị vẩy nến nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị truyền thống.

Trị liệu bằng ánh sáng

Có thể phối hợp các phương pháp trên với với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau (UVA, UVB) cũng có kết quả rất tốt và kéo dài thời gian ổn định bệnh. Đặc biệt hiện nay phương pháp PUVA (Psoralene Ultraviolet A) đang được áp dụng để điều trị bệnh vẩy nến các thể khác nhau và có kêt quả rất khả quan.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top