Trí nhớ của trẻ nhỏ tốt hơn so với người lớn

Hiện tượng che khuất thị giác

Xét trên khía cạnh thực tế, nhìn chung chúng ta có thể nhận ra một đối tượng hay một vật thể ngay cả khi nó xuất hiện trước mắt trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, nếu một đối tượng – một vật thể khác xuất hiện ngay sau đối tượng đầu tiên, nhận thức về đối tượng đầu tiên bị suy giảm đến mức chúng ta không nhận thấy sự tồn tại của nó. Bạn có thể hiểu nôm na như thế này: giả sử bạn đang nhìn ra xung quanh sân nhà mình và có lướt qua quả bóng ở trước mắt, xong đột nhiên ngay lập tức chú chó bạn nuôi nhảy ra và quấn quít lấy bạn, nhận thức của bạn lúc này về quả bóng sẽ suy giảm rất nhanh và thậm chí sau 1 thời gian ngắn chơi với chú chó, bạn có thể hoàn toàn quên mất là ở sân có quả bóng.

Hiện tượng tri giác này được gọi là "hiện tượng che khuất thị giác", được sử dụng trong khoa học để nghiên cứu cách thức xử lý nhận thức thông tin thị giác trong não. Điều thú vị là hiện tượng này xảy ra ngay cả khi đối tượng thứ hai của tầm nhìn thậm chí không chồng lấp lên đối tượng đầu tiên về mặt không gian, tức là như ví dụ là chú chó không hề che lấp quả bóng.

 

Điều gì gây ra hiện tượng này?

Sự xuất hiện của hiện tượng này được giả định là do quá trình xử lý phản hồi của não bộ bị gián đoạn. Khi chúng ta nhìn thấy một thứ gì đó, thông tin thị giác được xử lý tuần tự từ các vùng thị giác thấp hơn đến cao hơn trong não theo cách từ dưới lên. Tuy nhiên, quá trình xử lý phản hồi từ trên xuống, trong đó các tín hiệu hình ảnh được gửi ngược lại từ các khu vực cao hơn xuống thấp hơn cũng đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức thị giác. Hiện tượng che khuất thị giác được cho là xảy ra do can thiệp vào quá trình xử lý phản hồi của não bộ.

 

Trẻ nhỏ có khả năng nhớ gương mặt tốt hơn người lớn

Các chuyên gia tại trường Đại học Chuo ở Tokyo cho biết, họ đã đánh giá trên trẻ từ 3-8 tháng tuổi để kiểm tra sự phát triển của quá trình xử lý phản hồi thị giác. Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy tầm quan trọng của quá trình xử lý phản hồi trong nhận thức thị giác, tuy nhiên sự phát triển của quá trình này vẫn chưa được hiểu rõ.

Để kiểm tra xem hiện tượng che khuất thị giác có xảy ra ở trẻ nhỏ hay không, các nhà nghiên cứu đã trình bày hình ảnh các khuôn mặt trên màn hình máy tính và đo khoảng thời gian trẻ nhìn vào chúng. Vì trẻ sơ sinh có xu hướng nhìn lâu hơn vào khuôn mặt, các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra xem trẻ có nhận biết được khuôn mặt hay không bằng cách đo thời gian nhìn của chúng. Các khuôn mặt được trình bày theo hai cách:

  • Cách 1: các khuôn mặt được hiện sau bởi một hình ảnh che khuất, trong đó trẻ sẽ không nhìn thấy khuôn mặt nếu xảy ra hiện tượng che khuất thị giác. 
  • Cách 2: không có gì xuất hiện sau khuôn mặt và trẻ sẽ nhìn thấy khuôn mặt một cách toàn diện.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh từ 7-8 tháng tuổi, trẻ không thể nhìn thấy các khuôn mặt sau khi đã được che, và điều này cho thấy rằng hiện tượng che khuất thị giác đã xảy ra tương tự như ở người lớn. Ngược lại, trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi có thể nhận biết khuôn mặt ngay cả khi khuôn mặt bị che khuất rất nhanh, cho thấy rằng việc hiện tượng che lấp thị giác không xảy ra.

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng quá trình xử lý phản hồi thị giác ở trẻ nhỏ hơn 7 tháng còn non nớt. Đặc biệt, trẻ sơ sinh không có quá trình xử lý phản hồi gây trở ngại và do đó, che khuất thị giác không hiệu quả đối với nhóm tuổi này. Nhìn chung, các cơ chế nhận thức thị giác thay đổi mạnh mẽ trong nửa sau của năm đầu đời.

 

Tổng kết

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có thể ghi nhớ gương mặt lâu hơn so với người lớn, và điều này được các nhà khoa học chứng minh bởi hiện tượng che khuất thị giác do quá trình phản hồi thị giác ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện. Dần dần lớn lên, thị giác và khả năng xử trí của não bộ trẻ sẽ phát triển hoàn thiện và hoạt động ổn định hơn. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top