Tổ đỉa là gì?

Nội dung

Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa

– Do di truyền: Nếu như trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh này, thì nguy cơ con cái bị tổ đỉa là rất cao.

– Do đặc thù công việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, xà phòng, xi măng…

– Do dị ứng với thức ăn, với đồ vật trong nhà, lông thú vật.

– Do cơ thể có sức đề kháng kém, chế độ ăn uống hàng ngày có quá nhiều đạm và đồ ăn cay nóng.

 

Những triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Cảm thấy ngứa da, khó chịu, tại các lòng bàn tay, bàn chân hoặc các kẽ tay, sau đó tại vùng da bị ngứa này sẽ thấy xuất hiện các mụn nước. Các mụn có màu trắng trong.

Đa phần mụn nước này sẽ tự khô, trên da xuất hiện màu vàng đục, tróc da.

Trong trường hợp tổ đỉa bị nhiễm khuẩn, các mụn sưng đỏ, nóng sốt, nổi hạch, gây ngứa ngáy, tái đi tái lại, kéo dài dai dẳng.

 

Bệnh tổ đỉa và cách chữa trị

Bệnh tổ đỉa cần phải được điều trị sớm. Ngay khi có các dấu hiệu bệnh, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và có cách điều trị thích hợp. Tùy từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị thích hợp. Có thể kết hợp thuốc bôi ngoài da và thuốc điều trị toàn thân, dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm, đồng thời có thể cho thêm thuốc kháng dị ứng,  chống ngứa, uống thêm vitamin. Trong trường hợp, mụn nước bị vỡ thì cần phải bôi thuốc sát khuẩn và uống kháng sinh.

Khi bị bệnh cần chú ý, không tiếp xúc với các hóa chất, xà phòng, dầu mỡ. Khi có công việc cần tiếp xúc, phải đeo găng tay cẩn thận.

Thường xuyên vệ sinh vùng da bị tổn thương được khô ráo và sạch sẽ, tránh làm cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.

Ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top