✴️ Biến chứng sau mổ sỏi niệu quản

Nội dung

Sỏi niệu quản nguy hiểm như thế nào?

Sỏi niệu quản nhỏ nhưng có gai nhọn, khi di chuyển, cọ xát, va chạm vào đường niệu là nguyên nhân tạo ra những cơn đau sống lưng, đái ra máu, tiểu buốt, tiểu rát. Trường hợp xấu sỏi bị kẹt trong cuống đài thận làm tắc cuống đài thận, dần dần khiến thận dãn như 1 túi nước, đau quặn thắt.

Sỏi niệu quản cần được điều trị đúng cách

Nhiễm trùng đường tiểu cũng thường xuyên diễn ra khi sỏi cọ xát vào đường niệu khiến chúng bị viêm, phù nề. Nhiễm trùng có thể dẫn đến suy thận, hoại tử đường tiểu, vỡ thận, vỡ bàng quang.

 

Mổ sỏi niệu quản bằng phương pháp nào?

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản là phương pháp điều trị ít xâm lấn được sử dụng để loại bỏ sỏi. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (do sỏi, tình trạng viêm dính quanh niệu quản do sỏi…), khôi phục hoạt động của đường tiết niệu để bảo vệ chức năng thận và điều trị dự phòng các biến chứng có thể xảy ra của tắc nghẽn niệu quản do sỏi.

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản được đánh giá cao vì ít đau sau phẫu thuật, thời gian phục hồi nhanh, người bệnh không phải nằm viện lâu. Căn cứ vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nội soi lấy sỏi niệu quản qua ổ bụng hoặc khoang sau phúc mạc.

 

Biến chứng sau mổ sỏi niệu quản

Một bệnh nhân bị tràn khí dưới da gây đau vết mổ và đau vùng ngực bụng mấy ngày sau mổ, không có bệnh nhân nào bị rò vết mổ, một bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu phải điều trị kháng sinh liều cao, lượng máu bệnh nhân mất không đáng kể vì không bị tổn thương mạch máu, không phải truyền máu, không sót sỏi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top