✴️ Dấu hiệu ho lao bạn có thể nhận biết ngay

Khi mắc bệnh lao phổi, người bệnh sẽ có các dấu hiệu ho lao như ho thông thường hoặc ho ra máu. Lao phổi là bệnh lý nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người bệnh nên cần hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng phương pháp.

 

Nguyên nhân gây bệnh ho lao

Nguyên nhân gây bệnh lao là do vi khuẩn tấn công vào bất cứ phần nào của cơ thể, tuy nhiên nhưng thường gặp nhất là phổi. Do phổi là cơ quan trao đổi hô hấp trong khi đó BK lây nhiễm chủ yếu qua không khí. Mỗi khi người bệnh lao hắt hơi hay thở mạnh sẽ khiến vi khuẩn BK lan truyền trong không khí và lây từ người này sang người khác. Nếu những người gần đó hít phải BK vào phổi sẽ gây ra bệnh ho lao. Thời kỳ đầu của bệnh, thường sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì.

Ho hoặc ho ra máu là dấu hiệu thường xuất hiện sớm khi mắc lao phổi

Ho hoặc ho ra máu là dấu hiệu thường xuất hiện sớm khi mắc lao phổi

 

Ho ra máu: 60% những người mắc lao phổi có ho ra máu. Ho ra máu gặp nhiều ở các bệnh khác như áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản, tim mạch, huyết áp, phù phổi cấp,…Tuy nhiên, do tỷ lệ ho ra máu cao gặp ở người bệnh lao phổi nên khi có triệu chứng này người bệnh cần kiểm tra xem có bị lao phổi không.Ngoài ra, khi bị bệnh lao, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như:

Khạc đờm: Đờm thực chất là dịch tiết ở niêm mạc đường thở. Đờm và chất nhầy tại niêm mạc đường thở được tiết ra khi phổi, phế quản bị kích thích hoặc khi có tổn thương. Khạc đờm cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng thông thường là do viêm nhiễm. Ho, khạc đờm trên 3 tuần nên nghĩ đến bệnh lao phổi.

Khó thở kèm theo đau ngực: Bệnh nhân lao phổi ho nhiều gây ức chế lên phế quản, khiến bệnh nhân đau ngực, khó thở. Phổi bị tổn thương dẫn đến khả năng trao đổi khí khó khăn hơn khiến tình trạng khó thở trở nên trầm trọng.

Gầy, sút cân: Triệu chứng này gặp nhiều ở bệnh nhân ung thư, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, những bệnh nhân có ho ra máu, khạc đờm, khó thở kèm đau ngực có gầy, sút cân thì cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh lao phổi.

Ngoài dấu hiệu ho lao, người bệnh còn thường xuyên mệt mỏi, sốt cao, gầy và sút cân

Ngoài dấu hiệu ho lao, người bệnh còn thường xuyên mệt mỏi, sốt cao, gầy và sút cân

 

Sốt: Người bệnh lao phổi thường có thể có sốt cao, sốt thất thường hoặc sốt nhẹ, gai lạnh về chiều.

Mệt mỏi, chán ăn: Đây là dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc do tâm lý. Nhiều người làm việc căng thẳng, mất ngủ cũng thường chán ăn, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu nêu trên cùng cảm giác chán ăn, mệt mỏi thì cần nghĩ đến bệnh lao.

Lao phổi là một bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nhưng có thể hỗ trợ điều trị khỏi bằng thuốc, tuy nhiên phát hiện bệnh sớm, hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ rút ngắn thời gian hỗ trợ điều trị, giảm nguy cơ tử vong. Vì vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu ho lao thì cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh kịp thời.

 

Hỗ trợ điều trị ho lao

Hiện nay chưa có loại thuốc trị ho lao đặc hiệu nào mà để hỗ trợ điều trị bệnh cần kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể diệt vi khuẩn lao hiệu quả hơn, tránh bị nhờn thuốc.

Bên cạnh đó, đối với người bệnh lao thì nên ở nhà một thời gian, tránh ra ngoài lây nhiễm cho người khác. Bác sĩ hỗ trợ điều trị sẽ cho bạn biết khi nào thì bạn có thể làm việc lại được. Thông thường,khi không còn lây và không còn triệu chứng bệnh nữa thì lúc đó bạn mới có thể làm việc lại bình thường.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top