✴️ Viêm gan A lây qua đường nào nhanh và phổ biến nhất?

Nội dung

1. Viêm gan A là bệnh như thế nào?

Viêm gan A là bệnh do virus viêm gan A (hepatitis A virus – HAV) chỉ gặp ở con người gây ra. Đây là một bệnh có tính truyền nhiễm cấp tính. Nghĩa là bệnh chỉ biểu hiện trong một thời gian nhất định, rất hiếm khi chuyển biến thành mạn tính.

Các biểu hiện điển hình của bệnh viêm gan A chính là vàng da, vàng mắt bất thường. Ngoài ra người bệnh có thể gặp vấn đề tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, phân màu bạc, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu…do chức năng gan ảnh hưởng gây ra.

Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp đặc hiệu cho căn bệnh này. Mọi người có thể chủ động phòng tránh mắc viêm gan A thông qua tiêm phòng vắc-xin là hiệu quả cao nhất. Sau khi được điều trị khỏi, ncơ thể sẽ có miễn dịch bền vững suốt đời.

viêm gan a lây qua đường nào phổ biến nhất hiện nay

Hiểu rõ viêm gan A lây qua đường nào nhanh nhất sẽ giúp chúng ta có cách phòng chống hiệu quả.

 

2. Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan A cao nhất?

Bất cứ ai chưa có miễn dịch với virus viêm gan A đều có khả năng mắc bệnh. Đáng nói, độ tuổi hay gặp căn bệnh này nằm trong khoảng 5-14 tuổi. Mỗi năm thế giới có khoảng 1,4 triệu người mắc viêm gan A, trong đó khoảng hơn 7 ngàn ca tử vong (chiếm 0,5% ca tử vong do virus viêm gan nói chung).

Nguy cơ mắc bệnh cao nhất xảy ra với những đối tượng:

  • Sinh sống ở những nơi có điều kiện vệ sinh môi trường hạn chế, ô nhiễm môi trường, nhất là các nước nghèo đói.
  • Người tiếp xúc mật thiết với người mắc viêm gan A.
  • Tiếp xúc với thức ăn, nước uống nhiễm virus viêm gan A: thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chưa nấu chín…
  • Người có tiền sử mắc bệnh gan mạn tính.
  • Người cao tuổi và trẻ em từ 5-14 tuổi.

Không phải tất cả mọi người nhiễm bệnh đều có triệu chứng rõ ràng. Điều này lại càng làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan A trong cộng đồng.

viêm gan a lây qua đường nào- qua đường tiêu hóa

Vàng da, vàng mắt bất thường là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh viêm gan A.

 

3. Bệnh viêm gan A lây qua đường nào nhanh nhất?

Con đường lây truyền của virus viêm gan A không đa dạng như viêm gan B, viêm gan C. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và số ít lây qua đường máu, hô hấp.

 

3.1. Viêm gan A lây qua đường nào – Qua tiêu hóa phổ biến nhất

Virus viêm gan A rất dễ lây qua qua đồ ăn, thức uống, môi trường đất, nguồn nước đã nhiễm bệnh. Khi con người ăn phải thực phẩm chứa virus, chúng sẽ xâm nhập cơ thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan.

Sự lây nhiễm virus có thể diễn ra bất cứ thời điểm nào trong quá trình trồng, thu hoạch, xử lý, nấu nướng thức ăn, kể cả sau khi đồ ăn đã chín.

Virus cũng lây lan qua đồ dùng sinh hoạt cá nhân trong gia đình, trong bể bơi. Ở người, virus viêm gan A được tìm thấy ở nước tiểu, nước bọt, nhiều nhất là ở phân.

Nếu trong gia đình bạn có người không may nhiễm virus viêm gan A thì nên cách ly ăn uống, không dùng chung cốc, chén, đũa, bài chải, khăn…với các thành viên gia đình.

 

3.2. Viêm gan A lây qua đường nào – Qua đường máu

Virus viêm gan A có thể lây qua máu nhưng khả năng lây lan theo cách này rất hiếm gặp. Người có bệnh lý nền, suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém…không nên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh viêm gan A.

 

3.3. Viêm gan A lây qua đường nào – Qua hô hấp

Tương tự như đường máu, viêm gan A rất ít khi lây qua đường hô hấp nhưng đây vẫn là con đường lây truyền virus chúng ta không nên chủ quan.

viêm gan a lây qua đường nào có qua đường máu

Viêm gan A lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa.

 

4. Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh viêm gan A hiếm khi tiến triển sang giai đoạn mãn tính, chỉ có số ít ca mắc bệnh có biểu hiện suy gan. Các trường hợp này thường gặp ở những người có bệnh lý nền như tiểu đường, suy tim, thiếu máu, huyết áp cao…Một số nghiên cứu cũng cho rằng, quá trình gây viêm do virus viêm gan A có thể góp phần gây bệnh xơ mỡ động mạch.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá chủ quan vì vẫn có khoảng 10% trường hợp tiến triển sang mãn tính. Đó là khi virus viêm gan A đã tấn công kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, sản sinh ra các chất gây viêm, làm tổn thương nghiêm trọng đến gan, từ đó gây suy gan, hôn mê gan, nguy hiểm hơn là tử vong.

Hầu hết người bệnh có thể bình phục chức năng gan sau 1-2 tháng điều trị. Khi đã khỏi bệnh, cơ thể sẽ có miễn dịch suốt đời đối với viêm gan A.

 

5. Bệnh viêm gan A có chữa khỏi được không?

Đến nay vẫn chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Theo các bác sĩ, nếu người nhiễm virus viêm gan A chỉ có những triệu chứng nhẹ thì có thể hồi phục sau 1-2 tháng điều trị triệu chứng thông qua:

  • Nghỉ ngơi thật tốt. Viêm gan A gây suy giảm chứng năng gan khiến người bệnh mệt mỏi. Vì vậy, việc chăm sóc, nghỉ ngơi, cung cấp năng lượng cho cơ thể đầy đủ rất quan trọng.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, các loại thuốc chuyển hóa qua gan.
  • Nên ăn nhiều hoa quả tươi, đồ ăn tốt cho chức năng gan như thực phẩm giàu vitamin. Hạn chế mỡ động vật.
  • Nhiều trường hợp nếu được chăm sóc tốt, sức đề kháng của cơ thể cao có thể tự khỏi bệnh.
    phòng tránh bệnh viêm gan a

    Tiêm phòng vắc-xin và có lối sống sạch sẽ, khoa học là phương pháp bảo vệ tốt nhất trước căn bệnh này.

 

6. Cách chủ động phòng tránh viêm gan A

Vì virus viêm gan A rất dễ lây lan qua đường ăn uống hàng ngày, cho nên việc chủ động tiêm phòng vắc-xin được coi là một trong những biện pháp tích cực nhất hiện nay. Vắc-xin viêm gan A có tác dụng kéo dài hơn 20 năm và đạt khoảng 95% khả năng bảo vệ.

Ngoài ra, tại sinh hoạt gia đình mọi người cũng cần duy trì các thói quen sống tốt như:

  • Vệ sinh cá nhân thật tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng đúng cách, nhất là trước và sau khi ăn.
  • Tránh ăn đồ chưa nấu chín, đồ ăn mất vệ sinh, không an toàn. Nếu ăn hoa quả, rau sống thì trước khi ăn nên rửa sạch thực phẩm.
  • Nếu tới các khu vực dễ lây lan viêm gan A nên tránh ăn uống.
  • Xây dựng hệ miễn dịch cơ thể thật tốt thông qua ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm có lợi cho gan…
  • Tích cực tập luyện nâng cao sức khỏe và tinh thần, từ đó tăng cường thải độc gan.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các căn bệnh trong cơ thể để có phương án điều trị kịp thời.

Tóm lại, bệnh viêm gan A gây ra do một loại virus cùng tên, rất dễ lây lan qua đường ăn uống. Bệnh ít khi tiến triển mãn tính nhưng chúng ta không nên chủ quan. Tiêm phòng vắc-xin và có lối sống sạch sẽ, khoa học là phương pháp bảo vệ tốt nhất trước căn bệnh này.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top