✴️ Một số lưu ý khi mổ thoát vị bẹn bạn nhất định phải biết

1. Khái quát chung

Thoát vị bẹn là tình trạng một phần của phúc mạc hoặc tạng trong ổ bụng (thường là ruột non hoặc mạc nối lớn) chui qua ống bẹn xuống bìu hoặc vùng mu, tạo nên khối phồng bất thường. Đây là dạng thoát vị thành bụng phổ biến nhất, chiếm khoảng 70–80% các trường hợp thoát vị, gặp nhiều ở nam giới, đặc biệt ở người trưởng thành, người lớn tuổi và trẻ em nam.

Nếu không được điều trị kịp thời, thoát vị bẹn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như thoát vị nghẹt, hoại tử tạng thoát vị, gây suy hô hấp, nhiễm trùng, thậm chí tử vong.

 

Mổ thoát vị bẹn là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị thoát vị bẹn

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong điều trị thoát vị bẹn

2. Phân loại thoát vị bẹn

2.1. Theo nguyên nhân

  • Thoát vị bẩm sinh: Do tồn tại ống phúc tinh mạc không được đóng kín (ở trẻ nhỏ).

  • Thoát vị mắc phải: Do yếu thành bụng, tăng áp lực trong ổ bụng (mang vác nặng, táo bón mạn tính, ho kéo dài, đái khó do u tuyến tiền liệt,...).

2.2. Theo giải phẫu

  • Thoát vị bẹn chéo ngoài: Đi qua hố bẹn ngoài, thường liên quan đến ống phúc tinh mạc, phổ biến ở người trẻ.

  • Thoát vị bẹn trực tiếp: Đi qua hố bẹn trong, thường gặp ở người cao tuổi, liên quan đến thành bụng yếu.

  • Thoát vị chéo trong (hiếm gặp): Đi qua hố bẹn giữa.

2.3. Theo mức độ lâm sàng

  • Thoát vị chỏm: Khối thoát vị còn nằm tại lỗ bẹn sâu.

  • Thoát vị kẽ: Khối nằm trong ống bẹn.

  • Thoát vị mu: Khối ở vị trí lỗ bẹn nông.

  • Thoát vị thừng tinh: Khối kéo dài tới gốc bìu.

  • Thoát vị bẹn – bìu: Khối thoát vị xuống toàn bộ bìu.

3. Phương pháp điều trị

3.1. Điều trị bảo tồn

  • Chỉ định hạn chế, thường áp dụng cho:

    • Trẻ < 6 tuổi (tự đóng ống phúc tinh mạc).

    • Người già yếu, có bệnh lý nền nặng không thể phẫu thuật.

    • Trường hợp có viêm nhiễm tại vùng bẹn.

  • Phương pháp: sử dụng dải đeo túi thoát vị, băng đeo, quần định hình.

Lưu ý: Hiệu quả điều trị không cao, nguy cơ tái phát và nghẹt thoát vị vẫn tồn tại.

3.2. Điều trị phẫu thuật

a. Ở người lớn
  • Nếu khối thoát vị có thể đẩy ngược vào ổ bụng và không có dấu hiệu nghẹt, có thể trì hoãn phẫu thuật trong thời gian ngắn.

  • Trường hợp thoát vị không thể đẩy lùi, đau nhiều hoặc có biến chứng, cần mổ khẩn cấp.

b. Ở trẻ em
  • Tất cả các trường hợp đều nên mổ sớm, ngay cả khi thoát vị còn có thể đẩy vào.

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ cao bị nghẹt, không nên trì hoãn điều trị.

  • Thăm khám cả hai bên vì có nguy cơ thoát vị bẹn đối diện.

4. Kỹ thuật phẫu thuật

4.1. Mổ mở

  • Rạch da vùng bẹn, đưa tạng thoát vị về ổ bụng và tăng cường thành bụng bằng chỉ hoặc lưới nhân tạo.

  • Phương pháp truyền thống, phù hợp với cơ sở y tế không có nội soi.

4.2. Mổ nội soi

  • Ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh hơn, đau ít hơn.

  • Yêu cầu trang thiết bị hiện đại và phẫu thuật viên có kinh nghiệm.

Đặt lưới nhân tạo (mesh) giúp giảm đến 50% nguy cơ tái phát so với khâu đơn thuần.

<em>Để đảm bảo phẫu thuật thoát vị bẹn hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, nên lựa chọn các bệnh viện uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.</em>

Để đảm bảo phẫu thuật thoát vị bẹn hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, nên lựa chọn các bệnh viện uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm

5. Nguy cơ tái phát và biến chứng sau mổ

  • Nguy cơ tái phát phụ thuộc vào:

    • Loại thoát vị.

    • Kỹ thuật mổ (mở hay nội soi).

    • Có đặt lưới hay không.

    • Tuổi, thể trạng và bệnh nền của người bệnh.

  • Thoát vị tái phát thường phức tạp hơn, khó điều trị, dễ dính, đau sau mổ, nguy cơ tổn thương tinh hoàn.

  • Biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gồm:

    • Tổn thương tinh hoàn, teo tinh hoàn.

    • Nhiễm trùng vết mổ.

    • Tổn thương mạch máu, thần kinh vùng bẹn.

6. Chăm sóc sau mổ thoát vị bẹn

6.1. Tại bệnh viện

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tình trạng vết mổ.

  • Kiểm soát đau và phòng ngừa nhiễm trùng.

  • Hướng dẫn vận động nhẹ sau mổ sớm.

6.2. Tại nhà

  • Nghỉ ngơi 3–5 ngày đầu, tránh vận động mạnh, không mang vác nặng trong 4–6 tuần.

  • Hỗ trợ vùng bụng bằng gối mềm khi ho, hắt hơi.

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, tăng rau xanh và trái cây để phòng táo bón.

  • Dấu hiệu cảnh báo cần đi khám ngay:

    • Sốt cao, đổ mồ hôi nhiều.

    • Vết mổ chảy máu, sưng nề, đau tăng.

    • Tiểu khó, bí tiểu.

 

<em>Sau khi đã hoàn thành phẫu thuật và xuất viện về nhà, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, ít nhất và một vài ngày đầu.</em>

Sau khi đã hoàn thành phẫu thuật và xuất viện về nhà, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, ít nhất và một vài ngày đầu

7. Kết luận

Thoát vị bẹn là bệnh lý phổ biến, có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được can thiệp kịp thời. Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp giải quyết triệt để tình trạng thoát vị và hạn chế nguy cơ tái phát. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và có chế độ sinh hoạt, chăm sóc sau mổ phù hợp để phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa biến chứng.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top