Xương sống (Cột sống)

I . HÌNH THÁI SINH LÝ :

1. Cột sống gồm 33 – 34 đốt sống hợp thành, chia ra

- 7 đốt sống cổ C1 – C7 ( C: Cervicalis )

- 12 đốt sống lưng D1 – D12 ( D : Dozsalis )

- 5 đốt sống thắt lưng L1 – L5 ( L :Lombalis )

- 5 đốt sống hông S1 – S5 ( S : Sacrilis )

- 4 (hoặc 5) đốt sống cụt Coccyx (Coccyx )

Các đốt xương hông (S) và các đốt xương cụt (Coccyx ) dung hợp lại thành một liên tảng nhỏ. Giữa các đốt sống từ C2 đến S1 đều có đĩa đệm.

2.Cấu tạo chung cũa một đốt xương sống :

Thân đốt sống : hình trụ , có mặt trên và mặt dưới , hơi lõm ở giữa và có vành xương đặc ở xung quanh. Đốt sống có hai mảnh cung và hai cuống cung , cùng với thân đốt tạo thành lỗ đốt sống. Hai bờ trên và dưới của mỗi cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi hai đốt sống khớp nhau thì các khuyết đó tạo thành lỗ gian để các dây thần kinh gai sống chui ra .

Các mỏm đốt sống :

* Mỏm gai từ giữa mặt sau của cột sống chạy ra sau và xuống dưới .

* Mỏm ngang nối giữa cuống và nhánh đi ngang qua phía ngoài .

* Mỏm khớp: hai mỏm khớp trên và hai mỏm khớp dưới có 1 diện khớp nối đốt sống liền nhau .

* Lỗ đốt sống: được giới hạn phía trước bởi thân đốt sống, ở hai bên và phía sau bởi cung đốt sống, khi các đốt khép lại thành cột sống thì các lỗ sống tạo thành ống sống .

 

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG ĐỐT SỐNG :

1. Các đốt sống cổ: Thân dẹp, bề ngang phía trước dày hơn phía sau, đỉnh của mỏm gai tách thành hai củ, mỏm gai ngang dính vào thân, vào cuống, có một lổ ngang để mạch đốt sống chui qua, mạch trên của mỏm ngang có rãnh thần kinh gai sống .

- Lỗ đốt sống hình tam giác và rộng hơn các lỗ đốt sống khác, để chữa đoạn phình cổ của tuỷ gai và thích ứng với tiến độ di động lớn của đoạn sống cổ .

- Đầu gai và thân đốt ngang nhau .

Đặc điểm riêng :

- C1 là đốt đội (Atlat ), sờ khó thấy, là đốt nâng đỡ hộp sọ, có hình tròn dẹp, thân đốt không rõ và lỗ đốt rất rộng, đảm bảo cho hộp sọ có thể quay chuyển được dễ dàng.

- C2 có hình khuyên tròn, phía trên và trước khuyên nầy lồi lên một mõm gọi là mõm xương khế là mỏm răng của đốt trục (Axis): dày, khoẻ nhất, sờ thấy rõ.

Đốt trục C2 khớp với đốt trục C1 giúp cho hộp sọ chuyển động: quay phải, quay trái , cúi, ngữa dễ dàng.

- C3 đưa về phía trước .

- C4 đưa về phía trước sâu nhất.

- C5 chuyển ra sau .

- C6 là đốt lồi trên ( động mạch chủ )

- C7 là đốt lồi dưới,cao nhất và mỏm gai không chẻ đôi .

2 . Các đốt sống lưng :

Các đốt sống lưng do cần tiếp xúc với các đầu xương sườn nên mỗi đốt xương có thêm bốn diện khớp. Thân đốt khá dày. Mỏm gai dày và đuôi gai đốt trên thả sâu cuống ngang thân đốt dưới.

- D1 nằm dưới C7, khi quay đầu, đốt động là C7, đốt không động là D1 .

- D2 dưới D1.

- D3 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trong, phía trên của hai xương bả vai.

Từ D1 trở xuống cột sống có xu thế cong về phía sau .

- D4 là điểm nhô cao lên ra phía sau.

- D4 đến D7, các đốt thẳng.

- D7 ngang đường nối hai góc dưới xương bả vai .

- Từ D8 trở xuống cột sống có hình cong lướt và D10 là điểm nhô lên. Khi cúi thì D10 nhô cao, khi oằn lưng thì D10 đưa ra phía trước nhất .

- Tiếp xuống D11 và D12 .

3. Các đốt sống thắt lưng:

Các đốt sống thắt lưng so với các đốt sống lưng thì to, khoẻ hơn nhiều để chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Các mõm gai ngắn, rộng và ngang.Thân đốt sống to, không tiếp khớp với xương sườn nên các mõm ngang dài và nhọn. Lổ đốt hình tam giác .

- L1 dưới D12 .

- L2 nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt ( nơi có eo lưng bắt đầu thắt lại ).

- L4 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trên xương hông (xương mào chậu)

(Ở nam giới: L4 và L5 đưa về phía trước –lõm; Nữ giới: L4 và L5 thẳng, đều - bằng ) .

4. Các đốt sống hông:

- Từ S1 – S5 cột sống dung hợp thành một liên tảng lớn có xu hướng đưa về phía sau. Điểm cao nhất là S5 .

5. Xương cụt: Các xương cụt thành một liên tảng nhỏ đưa về phía trước.

Chú ý: căn cứ vào mỏm gai đốt sống, để xác định sự bình thường hay không bình thường của đốt sống.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top