✴️ Chọc hút hạch hoặc u dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính

ĐẠI CƯƠNG

Chọc hút hạch hoặc khối u dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính thường được áp dụng trong trường hợp các siêu âm hạn chế như tổn thương ở sâu, người bệnh béo, sau phẫu thuật…

 

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chỉ định

Tổn thương khối trong ổ bụng hay khoang sau phúc mạc nhưng không rõ bản chất.

Chống chỉ định

Rối loạn đông máu.

Người bệnh không hợp tác : Già, trẻ em…

Không có đường vào để chọc tổn thương…

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa

Bác sỹ phụ 

Kỹ thuật viên điện quang

Điều dưỡng

Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác)

Phương tiện

Máy chụp CLVT

Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh

Thuốc

Thuốc gây tê tại chỗ

Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)

Thuốc đối quang I-ốt  tan trong nước 

Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

Vật tư y tế thông thường

Bơm tiêm 5; 10ml

Nước cất hoặc nước muối sinh lý 

Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật -Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.

Vật tư y tế đặc biệt

Kim chọc chút chuyên dụng

Kim sinh thiết chuyên dụng

Người bệnh

Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.

Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ. 

Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…

Phiếu xét nghiệm

Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú

Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua

Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Nguyên tắc chung

Đặt đường truyền tĩnh mạch cho người bệnh trước can thiệp.

Thủ thuật thường được tiến hành dưới gây tê tại chỗ.

Một số trường hợp phải tiêm thuốc cản quang

Tư thế người bệnh : ngửa, nghiêng phải- trái, xấp.

Gây tê tại chỗ.

Tiếp cận tổn thương

Chọc kim dưới định hướng của CLVT vào tổn thương : bằng các lát cắt cách quãng ho c chiếu dưới CLVT (CT Fluoro) tùy từng điều kiện cụ thể và thói quen của bác sỹ can thiệp. 

Tuy nhiên nếu làm dưới Fluoro CT thì người bệnh và bác sỹ can thiệp sẽ nhiễm tia nhiều hơn.

Nguyên tắc chọn đường vào

Ngắn nhất có thể, tuy nhiên cần phải tránh những cấu trúc đường tiêu hóa, mạch máu, màng phổi. Đối với một số kim nhỏ > 20 G (số càng to, đường kính kim càng nhỏ) có thể chọc qua ống tiêu hóa. Trong trường hợp cần thiết phải chọc qua ống tiêu hóa, nên tránh chọc qua đại tràng (có nguy cơ viêm phúc mạc).

Một số kỹ thuật

Thay đổi tư thế người bệnh để lựa chọn vị trí vào tổn thương an toàn nhất.

Bẻ cong hoặc chuyển hướng kim chọc.

Hít sâu hoặc thở ra trong quá trình đẩy kim.

Bơm khí hoặc nước vào ổ phúc mạc để đẩy các tạng không mong muốn. Ép bụng người bệnh. 

Tuy nhiên đối với chọc hút kim nhỏ, có thể chọc trực tiếp kim qua ống tiêu hóa.

Một số trường hợp nguy cơ chảy máu cao: có thể nút đường chọc sinh thiết trong lúc rút kim ra khỏi cơ thể người bệnh.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Tràn máu trong ổ bụng hoặc khoang sau phúc mạc.

Thủng ruột, viêm phúc mạc.

Tràn dịch màng phổi.

Tăng huyết áp kịch phát trong trường hợp sinh thiết khối u tủy thượng thượng (pheocromocytome) ho c u cận hạch (paragangliome).

Reo rác tế bào ung thư theo đường chọc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top