Có 2 bệnh lý nguy hiểm thường gặp nhất của động mạch chủ là phình động mạch và bóc tách nội mạc mạch. Trước đây, bên cạnh điều trị nội khoa thì phẫu thuật thay đoạn động mạch là phương pháp điều trị chủ yếu. Hiện nay, can thiệp nội mạch có thể điều trị an toàn, hiệu quả các bệnh lý này. Kỹ thuật điều trị là sử dụng một đoạn giá đỡ lòng mạch nhân tạo có màng phủ (endograft) đặt vào trong lòng động mạch, che phủ túi phình động mạch hoặc vị trí khởi phát của bóc tách.
Phình động mạch chủ ngực, bụng không triệu chứng: đường kính đoạn phình mạch > 55mm
Phình động mạch chủ ngực, bụng có triệu chứng (vỡ, dọa vỡ)
Bóc tách động mạch chủ ngực không ổn định (vỡ, dọa vỡ)
Giả phình động mạch chủ ngực, bụng do mảng xơ vữa loét dọa vỡ.
Thủng động mạch chủ ngực, bụng sau chấn thương
Thủng động mạch chủ ngực, bụng do các tổn thương ác tính xâm lấn.
Phình, tách động mạch chủ lên
Phình, tách cung động mạch chủ ở trước gốc động mạch dưới đòn trái
Đường kính động mạch chậu < 7mm
Dị ứng thuốc đối quang I-ốt
Suy thận nặng (độ IV)
Rối loạn đông máu nặng và mất kiểm soát (prothrombin <60%, INR > 1.5, số lượng tiểu cầu < 50 G/l)
Phụ nữ có thai
Bác sỹ chuyên khoa
Bác sỹ phụ trợ
Kỹ thuật viên điện quang
Điều dưỡng
Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác)
Máy X quang tăng sáng truyền hình
Máy bơm điện chuyên dụng
Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X
Thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)
Thuốc chống đông
Thuốc trung hòa thuốc chống đông
Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước
Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
Bơm tiêm 1; 3; 5; 10ml
Bơm tiêm dành cho máy bơm điện
Nước cất hoặc nước muối sinh lý
Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật
Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ
Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
Kim chọc động mạch
Bộ ống vào lòng mạch 5-6-8F
Dây dẫn cứng (stiff wire): 0.035’’- 0.038’’
Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035inch
Ống thông chụp mạch 4-5F chuyên dụng
Ống thông chụp mạch đuôi lợn (Pigtail): 5F
Bộ đóng đường vào lòng mạch (closure devices)
Bộ giá đỡ lòng mạch (Endograft)
Bóng nong tạo hình lòng mạch (balloon catheter)
Vật liệu gây tắc mạch vĩnh viễn: vòng xoắn kim loại, vascular-plug….
Ống thông dẫn đường 5-6F
Bộ dây nối chữ Y.
Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
Cần nhịn ăn, uống trước 4-6giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…
Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).
Gây mê toàn thân, rạch da vùng mở đường vào lòng mạch
Dùng kim 21G chọc vào động mạch đùi chung hai bên
Đặt ống vào lòng mạch 7-8F.
Đưa ống thông và dây dẫn lên đến gốc động mạch chủ.
Tiến hành thay ống thông tiêu chuẩn bằng ống thông Pigtail.
Chụp mạch số hóa xóa nền đánh giá hình thái và đặc điểm tổn thương.
Mở rộng động mạch đùi chung bên phải bằng ống vào lòng mạch cỡ lớn 18-22F.
Đưa hệ thống giá đỡ lòng mạch vào động mạch chủ qua bộ mở đường vào lòng mạch 18-22F theo dây dẫn cứng (stiff wire) đến vị trí tổn thương.
Xác định vị trí giá đỡ lòng mạch so với vị trí tổn thương bằng chụp mạch.
Mở hệ thống để cố định giá đỡ lòng mạch vào trong lòng động mạch chủ.
Dùng bóng nong tạo hình lòng mạch trong giá đỡ lòng mạch.
Tiến hành chụp mạch kiểm tra lưu thông trong lòng động mạch chủ.
Rút toàn bộ hệ thống giá đỡ lòng mạch và dây dẫn còn lại.
Đóng đường vào động mạch đùi chung b ng bộ dụng cụ đóng lòng mạch (closure device).
Băng ép và bất động vùng đùi.
Thủ thuật thành công khi giá đỡ lòng mạch bao phủ được toàn bộ đoạn động mạch bị tổn thương nhưng không gây tắc những nhánh lớn tách ra từ động mạch chủ
Không có hiện tượng còn dòng chảy xen giữa giá đỡ lòng mạch và thành động mạch chủ (endoleak).
Các động mạch lớn tách ra từ cung động mạch chủ còn lưu thông bình thường.
Nhiễm trùng, tụ máu vùng bẹn: do mở đường vào động mạch rộng hơn các kỹ thuật can thiệp thông thường nên nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng cao hơn. Thường chỉ cần điều trị nội khoa và chăm sóc tại chỗ.
Tổn thương động mạch đùi: do hệ thống giá đỡ lòng mạch đưa vào lòng mạch có kích thước lớn, thường 18-22F nền có nguy cơ cao bị bóc tách, vỡ thành động mạch đùi. Để hạn chế, cần đo chính xác đường kính các động mạch chậu – đùi trước khi can thiệp. Xử trí tai biến bằng cách đặt stent/ stent graft động mạch ho c phẫu thuật.
Nhồi máu ruột: gặp khoảng 1- 3% các trường hợp, tương đương với phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ. Thường điều trị nội khoa, một số ít trường hợp phải phẫu thuật cắt đoạn ruột.
Nhồi máu tủy sống: rất hiếm gặp, chủ yếu xảy ra ở can thiệp động mạch chủ ngực. Trong nghiên cứu EUROSTAR với 2862 người bệnh can thiệp động mạch chủ, tỉ lệ nhồi máu tủy sống là 0.21%. Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng
Tắc động mạch thận: tỉ lệ gặp < 5% các trường hợp. Điều trị nội khoa kết hợp chống đông, nong, đặt stent động mạch thận.
Tắc động mạch chi dưới: chủ yếu gặp ở can thiệp động mạch chủ bụng, có thể gặp đến 40% các trường hợp. Điều trị được áp dụng là can thiệp nội mạch tái thông lòng mạch. Nếu không điều trị tái thông được thì có thể phải can thiệp phẫu thuật.
Nhiễm trùng giá đỡ lòng mạch: ít gặp, tỉ lệ nhiễm trùng stent 0.5 - 1%. Điều trị nội khoa là chủ yếu. Nhưng trong một số trường hợp có thể cần phẫu thuật ngoại khoa, làm cầu nối nhân tạo.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh