✴️ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể phát hiện trên phim X-Quang không?

Nội dung

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, COPD là một tình trạng chức năng hô hấp suy giảm nghiêm trọng và là nguyên nhân gây tử vong thứ ba ở Hoa Kỳ. Đây là một tình trạng không thể hồi phục nên việc chẩn đoán chính xác và kịp thời là rất quan trọng để điều trị COPD sớm. Những người bị COPD thường gặp các dấu hiệu ban đầu bao gồm:

  • Ho ra nhiều chất nhầy;
  • Khó thở, hụt hơi;
  • Tức ngực.

Với những dấu hiệu gợi ý này thường khiến bác sĩ chỉ định chụp X-quang ngực để đánh giá giai đoạn bệnh. Bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác để đánh giá tiến triển của COPD.

Chẩn đoán kỹ lưỡng và chính xác giúp bác sĩ quyết định lựa chọn điều trị tốt nhất.

Chụp X-quang đối với COPD

Hình ảnh COPD trên phim X-quang phổi có thể gây nhầm lẫn cho bác sĩ nếu như chưa có nhiều kinh nghiệm chẩn đoán do cấu trúc, hình thái thể hiện trên phim có thể tương tự như nhiều tình trạng bệnh lý về phổi khác. Vì vậy, chẩn đoán COPD cần xem xét kỹ từng chi tiết hình ảnh, kết hợp với các xét nghiệm, kỹ thuật khác và thăm khám lâm sàng.

Trước khi chỉ định chụp X-quang, bác sĩ tiến hành thăm khám và tìm kiếm các triệu chứng thực thể bao gồm:

  • Ho hoặc khò khè;
  • Tiết nhiều chất nhầy hoặc đờm;
  • Khó thở, hơi thở liên tục;
  • Tức ngực.

X-quang ngực có thể giúp đánh giá sự tiến triển của COPD mà không cần đến các thủ thuật xâm lấn.

Quá trình chẩn đoán COPD diễn ra như thế nào?

Chuẩn bị & tiến hành chụp X-quang

Trước khi thực hiện chụp X-quang, bệnh nhân cần thay áo và loại bỏ các vật cản quang ra khỏi vùng khảo sát. Thông thường bệnh nhân tiến hành chụp X-quang ngực ở tư thế đứng, tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu khảo sát thêm với nằm nghiêng trong trường hợp nghi ngờ có dịch trong phổi.

Theo dõi & chẩn đoán

Hình ảnh phim X-quang ngực có thể giúp đánh giá một phần về hình thái và cấu trúc bên trong cơ thể của bệnh nhân.

Mô tả

Một số dấu hiệu trực quan có thể xuất hiện trên hình ảnh X-quang của người bị COPD.

Căng dãn phổi quá mức (Hyperinflation)

X-quang ngực của những người bị COPD có thể có dấu hiệu của phổi ứ khí, dẫn đến căng phồng phổi quá mức.

Căng phồng phổi quá mức xảy ra khi mô phổi bị tổn thương và mất tính đàn hồi khiến phổi có thể mất chức năng thải khí sau mỗi hơi thở. Hậu quả khiến người bệnh không thể nạp được nhiều không khí với mỗi hơi thở dẫn đến các triệu chứng khó thở.

Hoành phẳng (Cơ hoành bẹt) Flattened diaphragm

Phim X-quang cũng có thể cho thấy những thay đổi cấu trúc trong phổi hoặc mô xung quanh ví dụ như cơ hoành có thể bị bẹt. Đây cũng là kết quả của căng phồng phổi quá mức khiến cơ hoành bẹt xuống.

           phim-x-quang-thuyen-tac-phoi

Thay đổi về đường thở (Changes in airways)

Thay đổi trong đường thở của phổi là một dấu hiệu sớm của COPD. Những thay đổi này có thể khó chẩn đoán chính xác. Vì vậy bác sĩ thường xem xét bất kỳ thay đổi hoặc nghi ngờ những bất thường với đường thở là dấu hiệu để điều tra, đánh giá thêm.

Bóng khí (Bullae)

Có thể xác định hình ảnh bóng khí trên phim X-quang - là những túi không khí có thể hình thành khi khí phế thũng làm tổn thương mô phổi. Những túi khí này phát triển và có thể chiếm dụng không gian trong phổi gây khó khăn cho chức năng phổi.

Bác sĩ thường sẽ có chỉ định phẫu thuật để loại bỏ bóng khí vì chúng có thể nguy hiểm nếu không được điều trị.

Bóng tim hẹp

Tim có thể thay đổi hình dạng khi COPD tiến triển. X-quang ngực ở những người bị khí phế thũng có thể cho thấy hình ảnh bóng tim hẹp hoặc thon dài. Điều này có thể một phần là do tim bị chèn ép bởi phần phổi căng phồng.

Chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT scan)

Khác với  X-quang là hình ảnh phẳng 2 chiều, CT scan tạo ra hình ảnh 3 chiều với độ phân giải cao của khu vực cần khảo sát. Vì vậy, sau khi chụp X-quang, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính vùng ngực để có hình ảnh chi tiết hơn.

Điều này cho phép các xem xét và phát hiện các tình trạng như tổn thương mô mềm hoặc để có được một cái nhìn tổng quan hơn các cơ quan mà không cần sử dụng phẫu thuật xâm lấn.

Chẩn đoán COPD

Chụp X-quang hoặc CT chỉ là một bước trong quy trình để chẩn đoán COPD. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cần kiểm tra chức năng của phổi và thực hiện các xét nghiệm khác có liên quan.

Các bất thường từ hình ảnh X-quang và các xét nghiệm khác kết hợp với các dấu hiệu tổn thương phổi hoặc nhiễm trùng sẽ được dùng để chẩn đoán và phân loại giai đoạn của COPD.

Tổng kết

X-quang ngực là một công cụ giúp chẩn đoán COPD nhưng khả năng vẫn còn khá hạn chế.

Mặc dù lượng phóng xạ từ X-quang là không đáng kể, tuy nhiên nếu đang mang thai nên thông báo với bác sĩ trước khi chụp X-quang để có các biện pháp phòng ngừa.

Việc quan trọng là phải theo dõi điều trị càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán. Nhiều phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp kiểm soát các triệu chứng giúp bệnh nhân có được tiên lượng tốt nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top