Viêm loét dạ dày được đánh giá là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách thì viêm dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bạn đã biết bệnh viêm loét dạ dày uống thuốc gì hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu về những loại thuốc thường sử dụng để điều trị bệnh trong bài viết này nhé!
1. Viêm loét dạ dày là gì?
Trước khi tìm hiểu viêm loét dạ dày uống thuốc gì bạn cần hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Viêm loét dạ dày là khi trên niêm mạc dạ dày xuất hiện những vết trợt, loét. Một số trường hợp nhẹ các vết loét có thể tự hồi phục tuy nhiên bệnh rất dễ tái phát. Phần lớn các trường hợp, người bệnh cần sử dụng thuốc để giảm triệu chứng và làm lành vết loét.
2. Ba nguyên nhân chủ yếu gây bệnh
Viêm loét dạ dày thường hình thành do acid tiêu hóa bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Lớp màng bảo vệ niêm mạc suy yếu khiến dạ dày dễ bị tổn thương. Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm loét là:
– Do người bệnh dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori
Loại vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong môi trường acid dạ dày. Chúng làm tăng lượng acid tiết ra từ dạ dày khiến phá hủy màng bảo vệ dạ dày và gây ra vết loét. H. pylori sống dai dẳng trong cơ thể, nếu không được điều trị triệt để có thể gây ra các biến chứng nghiêm trong ở hệ tiêu hóa.
– Lạm dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid (NSAID)
Các loại thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày khi sử dụng trong thời gian dài với liều lượng cao. NSAID thay đổi cấu trúc màng bảo vệ dạ dày dẫn tới viêm loét.
– Nếp sinh hoạt, ăn uống không có lợi cho sức khỏe
Những người thường sử dụng rượu bia, thuốc lá, ăn các loại thức ăn chua cay, chiên rán,…đều có nguy cơ cao bị viêm dạ dày. Các chất có hại ở trong các loại đồ ăn này sẽ gây kích thích dạ dày, khiến dạ dày phải hoạt động quá sức gây ra tổn thương. Thường xuyên căng thẳng, thức khuya, bỏ bữa cũng tác động không tốt tới dạ dày.
3. Khi bị bệnh viêm loét dạ dày uống thuốc gì để điều trị?
Trước hết người bệnh cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bằng thuốc phù hợp.
Đối với trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP bác sĩ sẽ kê liệu trình thuốc kháng sinh kết hợp các thuốc khác. Nếu viêm dạ dày không do khuẩn HP sẽ uống các loại thuốc làm giảm triệu chứng và làm lành tổn thương. Bị bệnh viêm loét dạ dày uống thuốc gì? Cụ thể các loại thuốc được sử dụng như sau:
3.1 Thuốc kháng sinh
Kháng sinh là loại thuốc thường dùng để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn được tiêu diệt nhằm ngăn diến biến xấu và phòng ngừa bệnh tái phát. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh và khả năng dung nạp thuốc bác sĩ sẽ chọn một trong số các loại kháng sinh: Clarithromycin, amoxicillin, metronidazole, tetracyclin,…
Để mang lại hiệu quả cao các đơn thuốc thường có sự kết hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên. Thuốc kháng sinh nếu sử dụng tùy tiện sẽ là con dao 2 lưỡi có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
3.2 Người bệnh viêm loét dạ dày uống thuốc gì? Thuốc kháng tiết acid dạ dày
Thuốc giảm tiết acid dạ dày được chia thành 2 nhóm chính:
– Thuốc ức chế thụ thể histamin H2 ( tên đầy đủ là Histamine-2 receptor antagonists – H2RA). Các loại thuốc: Ranitidin, cimetidin, famotidin,…Sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, ít triệu chứng. Thuốc dễ hấp thụ và ngăn chặn tiết acid thông qua ức chế thụ thể H2 tại tế bào viền dạ dày.
– Thuốc ức chế bơm Proton ( Viết đầy đủ là Proton pump inhibitor – PPI). Các tên thuốc thông dụng: Pantoprazol, esomeprazol, omeprazol,…Đây là các thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh dạ dày. Thuốc ức chế bơm Proton còn có thể phối hợp cùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Tác dụng của thuốc là giảm triệu chứng khó chịu và nhanh làm lành vết loét. Các PPI còn được dùng để phòng ngừa loét dạ dày khi kết hợp cùng NSAID.
3.3 Thuốc giúp trung hòa axit dạ dày (antacid)
Đúng như tên gọi, nhóm thuốc này giúp trung hòa acid dạ dày và giảm triệu chứng đau rát. Thuốc thường có thành phần: Canxi carbonat, magne trisilicat, nhôm hydroxit,…Tuy nhiên nhóm thuốc này không giúp điều trị căn nguyên của bệnh vì thế không nên sử dụng lâu dài. Việc lạm dụng thuốc có thể khiến bệnh diễn tiến âm thầm, khó kiểm soát vì người bệnh không thấy triệu chứng rõ ràng. Một số loại thuốc sẽ gây tác dụng phụ như: Đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,…. Nhưng nhìn chung các antacid khá lành tính và ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
3.4 Thuốc bao phủ ổ loét, bảo vệ dạ dày
Sucralfat là thuốc giúp bảo vệ dạ dày, tạo màng bảo vệ cho ổ loét. Khi đi vào cơ thể, thuốc liên kết cùng các protein điện tích dương (+) trong dịch tiết tạo thành chất nhầy bao phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
4. Những lưu ý khi sử dụng các thuốc viêm loét dạ dày
Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, bạn cần tới bệnh viện thăm khám để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa về các loại thuốc nên dùng.
4.1 Bệnh viêm loét dạ dày uống thuốc gì? Nguyên tắc sử dụng thuốc
– Bệnh nhân có thể thi thoảng sử dụng thuốc không kê đơn như: Thuốc trung hòa acid để giảm triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà vẫn cần thăm khám đầy đủ để kiểm soát đượu diễn tiến của bệnh.
– Điều quan trọng trong điều trị bệnh là bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ định và đủ liệu trình. Việc uống thuốc không đúng liều, dừng thuốc giữa chừng đặc biệt với thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Bệnh không được chữa triệt để sẽ dễ tái đi tái lại và rất khó điều trị sau này khi cơ thể nhờn với thuốc.
– Trước khi điều trị người bệnh cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng để tránh tương tác bất lợi. Việc dùng thuốc trước và sau ăn không theo hướng dẫn của bác sĩ cũng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị
– Người bệnh cần theo dõi tiến triển của bệnh trong thời gian điều trị. Nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như: Đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân đen,…thì cần cấp cứu kịp thời.
Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ gây tác dụng phụ. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Bệnh viêm loét dạ dày uống thuốc gì để điều trị? Một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn có thuốc chứa bismuth. Loại thuốc này khi uống sẽ khiến phân có màu đen dễ nhầm lần với trường hợp phân đen do xuất huyết tiêu hóa. Trường hợp chảy máu dạ dày thì ngoài màu phân sẽ kèm triệu chứng nôn mửa, đau bụng,…
4.2 Điều chỉnh chế độ ăn và giờ giấc sinh hoạt hợp lý
– Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cũng nên tránh các thức ăn chua cay, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu. Các đồ uống có cồn cũng nên hạn chế để giảm gây tương tác có hại với một số loại kháng sinh như: Tinidazol, metronidazol.
– Người bệnh cũng nên bỏ các thói quen xấu như: Thức khuya, làm việc quá sức, bỏ bữa,…Điều này sẽ hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn.
– Vận động thường xuyên đúng cường độ.
Qua bài viết, chắc rằng bạn đã có thông tin về viêm loét dạ dày uống thuốc gì? Để việc điều trị mang lại hiệu quả cao nhất thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối với yêu cầu và đơn thuốc của bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó cũng cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị cũng như xử lý những vấn đề phát sinh nếu có.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh