✴️ Bong gân là gì?

Nội dung

Bong gân là tổn thương phổ biến mỗi khi có chấn thương, va đập. Tình trạng này cần được xử lý đúng cách để không ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Vậy bong gân là gì? Làm gì khi bị bong gân?

Tìm Hiểu Bong gân là gì & Xử Lý Khi bị bong gân

Bong gân là tổn thương phổ biến mỗi khi có chấn thương, va đập

Bong gân là gì?

Bong gân là tình trạng tổn thương các dây chằng quanh khớp do chấn thương gây ra. Khi bong gân, các dây chằng có thể bị rách, giãn nhưng không làm sai khớp.

Bong gân xảy ra do nhiều nguyên nhân như chủ yế là do chấn thương, va đập như ngã chống tay xuống đất, trẹo đầu gối…Tổn thương này gây đau nhói vùng bị bong gân, có thể sưng, bầm tím và ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ quan đó.

Xử trí bong gân đúng cách

Khi gặp phải chấn thương làm bong gân, đa số người bệnh thường có xu hướng chườm nóng hay xoa bóp các loại cao, dầu nóng…Thực chất hành động này chỉ khiến bong gân trở nên nghiêm trọng, khiếp khớp sưng đau. Vì vậy, cần tuân thủ các biện pháp xử trí đúng cách như:

 Chườm lạnh bằng đá. Tuy nhiên không để da tiếp xúc trực tiếp với đá gây bỏng lạnh mà nên cho vào túi nilon hoặc khăn mỏng.

✣ Băng ép bằng cách dùng băng thun quấn nhẹ nhàng, không nên ép quá hoặc lỏng quá.

✣ Kê cao chi bị bong gân bằng cách gác chân lên gối hoặc treo tay vào cổ. Hạn chế chạy nhảy ảnh hưởng đến khả năng hồi phục.

✣ Nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán về tình trạng bong gân và có các biện pháp xử trí phù hợp, tránh biến chứng.

Tìm Hiểu Bong gân là gì & Xử Lý Khi bị bong gân

Kê cao chi bị bong gân bằng cách gác chân lên gối hoặc treo tay vào cổ.

 

Cách chẩn đoán

Các bác sĩ thường chẩn đoán bong gân hoặc căng cơ bằng cách loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng đau của bạn như gãy xương, khối u tiềm ẩn,… Một số kĩ thuật thăm khám đặc biệt tùy vào từng khớp bị tổn thương có thể được thực hiện như test ngăn kéo trước, Lachman test, test vẹo trong, vẹo ngoài khớp. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang. Chụp X-quang sẽ loại trừ được nguyên nhân do gãy xương, trừ một số trường hợp tổn thương xương nhỏ, khó chẩn đoán.

Nếu việc chụp X-quang không kết luận được, bác sĩ có thể yêu cầu một phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác là cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI). Chụp CT và MRI có thể cung cấp cho bác sĩ một cái nhìn rất chi tiết về xương và khớp. Chụp MRI có thể cho thấy những vết đứt tại dây chằng rất nhỏ hoặc mảnh mà X-quang không thể xác định được.

Tổng hợp tất cả các dữ liệu về bệnh sử, cách hoạt động, lao động, chơi thể thao, cơ chế chấn thương của bạn, phối hợp thêm các dữ liệu về chẩn đoán hình ảnh như X- quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ kể trên, bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tình trạng và mức độ chấn thương bong gân của bạn, từ đó lên kế hoạch điều trị chi tiết.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top