Gãy xương đòn thường được điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Tuy nhiên trong một số trường hợp gãy xương không thể bảo tồn thì phẫu thuật là phương pháp tốt nhất giúp phục hồi chức năng xương đòn cho người bệnh.
Gãy xương đòn là một chấn thương thường gặp chiếm 2.6% đến 5% các trường hợp gãy xương. Trong đó gãy 1/3 giữa xương đòn chiếm tỷ lệ 69% – 82% tất cả các trường hợp gãy xương đòn. Gãy 1/3 giữa xương đòn thường gặp ở trẻ em và thanh niên với lực chấn thương mạnh gây gãy nhiều mảnh, di lệch nhiều.
Những chấn thương do chơi thể thao là một trong những nguyên nhân gây gãy xương đòn
Trường hợp nào gãy xương đòn không thể bảo tồn buộc phải phẫu thuật?
Trong khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về việc chấn thương xảy ra như thế nào sau đó sẽ tiến hành thăm khám vùng vai. Bác sĩ sẽ khám xét cẩn thận để xác định xem bệnh nhân có bị biến chứng mạch máu, thần kinh đi kèm với gãy xương hay không.
Để xác định chính xác vị trí và mức độ gãy xương, bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim X quang xương đòn. Nếu có các gãy xương khác kèm theo, bác sĩ có thể sẽ chỉ định chụp cắt lớp (C.T.Scanner) để quan sát ổ gãy được rõ hơn và chỉ định trường hợp gãy xương buộc phải phẫu thuật nắn chỉnh.
Phân theo đặc điểm xương đòn bị gãy, các trường hợp buộc phải phẫu thuật bao gồm:
Xương đòn gãy di lệch > 2cm.
Xương bị gãy thành nhiều mảnh, nhiều tầng.
Gãy xương hở, xương đâm ra ngoài da cần phẫu thuật trong 24h đầu tiên.
Xương đòn gãy đe dọa chọc thủng da.
Khám thấy xương bả vai sai vị trí hay lật ra.
Xương đòn gãy gây nên những tổn thương phối hợp ở những bộ phận khác cũng có thể phải chỉ định thực hiện phẫu thuật:
Gãy xương kèm tổn thương mạch máu cần khâu nối.
Giảm chức năng thần kinh tiến triển.
Có gãy xương hay tổn thương chi trên cùng bên.
Gãy nhiều xương sườn lân cận.
Khớp vai “bập bềnh”.
Gãy xương đòn 2 bên.
Các phương pháp phẫu thuật gãy xương đòn
Nếu xương gãy di lệch nhiều bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để nắn chỉnh lại xương và giữ xương đúng vị trí giải phẫu, cải thiện hình dạng vai. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng đem lại hiệu quả cao bao gồm:
Kết hợp xương bằng nẹp vít: Trong quá trình phẫu thuật, những mảnh xương gãy sẽ được nắn chỉnh lại, và sau đó được cố định lại bằng nẹp và vít trên bề mặt của xương. Nẹp vít có thể không cần lấy ra sau khi lành xương trừ khi nó gây bất tiện, hoặc người bệnh gặp những vấn đề như dị ứng với nẹp vít,..
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh