✴️ Khi nào cần phẫu thuật thay khớp háng

Thay khớp háng là một phẫu thuật phổ biến được thực hiện để điều trị khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Đây là phẫu thuật liên quan tới dụng cụ cấy ghép nhân tạo.

Phẫu thuật thay khớp háng nhằm mục đích cải thiện chức năng khớp háng và giảm đau. Một khớp háng nhân tạo mới cho phép người bệnh phục hồi các vận động bình thường và thường kéo dài nhiều năm. Hầu hết người bệnh sau thực hiện thay khớp háng đều giảm đau, tăng cử động và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Bài viết này sẽ bàn luận vì sao một số người bệnh cần thực hiện phẫu thuật này, cách tiến hành cũng như tập luyện phục hồi sau đó.

Vì sao một số người cần thay khớp háng?

vì sao một số người cần thay khớp hángKhớp háng là nơi tiếp nối phần đầu xương đùi và ổ cối xương chậu. Nhờ cấu trúc đặc biệt mà phạm vi hoạt động của khớp rộng giúp cho cử động phần dưới được linh hoạt. Đây là khớp lớn nhất trong cơ thể và giữ vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến khả năng vận động, di chuyển và hỗ trợ trọng lượng cơ thể.

Một số bệnh lý hoặc chấn thương gây ra tổn thương cho các bộ phận của khớp háng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của khớp. Phẫu thuật thay khớp háng bao gồm việc thay thế các phần bị hư hỏng của khớp bằng vật liệu nhân tạo như nhựa đặc biệt và kim loại.

Một số bệnh lý dưới đây có thể làm tổn thương khớp:

  • Viêm xương khớp;
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Hoại tử xương;
  • Chấn thương và gãy xương.

Bệnh lý phổ biến nhất khiến một người cần phẫu thuật thay khớp háng là viêm xương khớp. Thoái hóa khớp gây ra sự phân hủy sụn trong khớp. Thay khớp háng loại bỏ các bề mặt sụn bị hư hỏng và thay thế chúng bằng khớp nhân tạo hoặc khớp giả. Hoạt động này sẽ giúp giảm đau và cải thiện chức năng của khớp háng.

Vì sao một số người cần thay khớp háng

Ai nên cần thay khớp háng?

Những người bị tổn thương khớp háng nặng gây đau nhiều và hạn chế khả năng vận động sẽ được hưởng lợi từ việc thay khớp háng. Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ thường sẽ cố gắng điều trị không phẫu thuật, chẳng hạn như thuốc, vật lý trị liệu. Tuy nhiên, bác sĩ thường sẽ đề nghị phẫu thuật thay khớp háng cho những người có các triệu chứng dai dẳng. Người lớn tuổi có nhiều khả năng phát triển các bệnh lý làm tổn thương khớp háng, chẳng hạn như viêm xương khớp. Sức khỏe của xương cũng giảm dần theo tuổi tác, làm tăng nguy cơ gãy xương vùng này.

Các phương pháp thay khớp háng

Có nhiều loại dụng cụ nhân tạo đã được chế tạo để thay thế các bộ phận của khớp háng, cũng như nhiều kỹ thuật mổ khác nhau đã ra đời. Hầu hết liên quan đến việc thay thế lồi cầu ở đầu trên xương đùi và đặt lại vào ổ cối của xương chậu. Các bác sĩ phẫu thuật thường sử dụng dụng cụ kim loại cho phần chuôi mà họ gắn vào đầu xương đùi. Lồi cầu xương đùi thường được chế tạo bằng kim loại hoặc gốm, trong khi phần ổ cối khung chậu thường được làm bằng kim loại.

Các phương pháp thay khớp háng

Bác sĩ sẽ đặt một miếng lót bằng chất liệu nhựa đặc biệt và phù hợp vào giữa chỏm xương đùi và ổ cối, cho phép khớp háng mới cử động tự do và không gây đau đớn. Để gắn các chất liệu nhân tạo vào xương, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng một loại xi măng đặc biệt. Tuy nhiên, ở những người trẻ tuổi, phẫu thuật này sử dụng một lớp phủ đặc biệt cho phép xương tiếp tục phát triển sau đó.

Xem thêm: Cần chuẩn bị những gì trước khi thực hiện phẫu thuật thay khớp háng?

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top