✴️ Tổn thương dây chằng chéo bên

Nội dung

Dây chằng chéo bên là 1 nhóm mô liên kết mỏng chạy dọc theo 2 bên gối. Dây chằng này kết nối xương đùi với xương chày và ổn định được khớp gối, giúp bảo vệ khói các tác động bên ngoài. Tuy nhiên, tổn thương vùng này cũng khá thường gặp, đặc biệt là trong các bộ môn thể thao có sự tiếp xúc.

Tổn thương dây chằng chéo bên, chẳng hạn như bị bong gân hoặc bị rách, có thể gây ra các triệu chứng chẳng hạn như yếu vùng gối, sưng đau. Chấn thương khá thường gặp ở các vận động viên tham gia các môn thể thao có tiếp xúc mạnh và tạo ra nhiều áp lực trên vùng gối, chẳng hạn như bóng đá hoặc là bóng bầu dục. Điều trị 1 trường hợp tổn thương dây chằng chéo bên phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tình trạng sức khỏe hiện tại.

Trong chủ đề này, chúng tôi sẽ giới thiệu dây chằng chéo bên là gì, các chấn thương thường gặp của vị trí này, các phương pháp điều trị và thời gian theo dõi hồi phục.

Dây chằng chéo bên là gì?

Dây chằng chéo bên là 1 bó mô liên kết được gọi tên là dây chằng. Nó chạy dọc bên ngoài của vùng gối và gắn xương đùi với các xương nhỏ hơn ở cẳng chân (xương chày).

Phía bên trong khớp gối có 1 dây chằng có dây chằng tương tự được gọi là dây chằng giữa gối. Cùng với dây chằng chéo bên giúp ổn định khớp gối. Chúng kiểm soát các vận động của khớp gối từ bên này sang bên kia và bảo vệ khỏi các vận động bất thường hoặc gây nguy hiểm cho gối.

Chấn thương dây chằng chéo bên

Dây chằng chéo bên đóng vai trò quan trọng trong ổn định khớp gối. Các vận động đặt nhiều áp lực lên dây chằng này chẳng hạn như tư thế vặn người, cuối người hoặc thay đổi hướng đột ngột có thể dẫn tới tổn thương dây chằng dưới nhiều mức độ. Trong khi chấn thương dây chằng này thường diễn ra ở các bộ môn thể thao có các va chạm mạnh nhưng mọi người đều có nguy cơ bị tổn thương sau các tai nạn xe hơi, té ngã hoặc những chấn động khác có tác động đến khu vực này.

Các bác sĩ có thể gọi tổn thương dây chằng là bong gân và thường phân ra thành 3 cấp độ hay mức độ nghiêm trọng. Bao gồm:

  • Bong gân độ 1: các tổn thương nhẹ làm giãn nhẹ dây chằng nhưng khớp gối vẫn duy trì được sự cân bằng. Thường bạn sẽ cảm thấy hơi căng và đau tại vị trí bị tổn thương.
  • Bong gân độ 2: tổn thương kéo giãn dây chằng và gây ra sự lỏng lẽo ở vùng khớp gối. Các trường hợp này thường đau nhiều, căng cứng và sưng ở khớp gối. Các bác sĩ thường xem độ 2 bong gân là có sự xé rách 1 phần dây chằng.
  • Bong gân độ 3: tổn thương là xé rách hoàn toàn dây chằng thành 2 mảnh và khiến khớp gối mất tính ổn định. Các bệnh nhân thường cảm thấy sưng đau, nhức nhiều ở gối. Các bác sĩ đánh giá bong gân độ 3 là rách toàn bộ.

Khớp gối là 1 khớp khá phức tạp với nhiều thành phần. Với tổn thương dây chằng chéo bên, mất ổn định khớp gối có thể làm tăng nguy cơ chấn thương các thành phần khác của khớp gối và chân.

Mức độ và nguyên nhân của chấn thương dây chằng chéo bên

Bất kì các hoạt động gây ra áp lực lên dây chằng chéo bên đều đi kèm theo với nguy cơ tổn thương. Tổn thương dường như dễ xảy ra hơn khi có các tác động lực mạnh trực tiếp làm đẩy đầu gối sang 1 bên hoặc theo hướng bất thường. Với 1 lực đủ lớn có thể gây ra chấn thương các cấu trúc khác chẳng hạn như dây chằng phụ.

Các môn thể thao có sự tiếp xúc chính là nhóm thường gặp nhất. Một bài báo năm 2013 cho thấy có gần 8% các chấn thương khớp gối có liên quan tới dây chằng chéo bên. Các môn thể thao thường gây tổn thương bao gồm:

  • Bóng đá;
  • Bóng bầu dục;
  • Tập tạ;
  • Bóng chuyền;
  • Bóng chày;
  • Bóng rổ;
  • Bơi và lặn;
  • Quần vợt;

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy tổn thương dây chằng chéo bên đơn thuần khá hiếm gặp. Do tính phức tạp của vùng khớp gối, chấn thương thường sẽ ảnh hưởng lên nhiều cấu trúc. Bài báo còn ghi nhận chấn thương dây chằng chéo bên không phổ biến so với các dây chằng khác ở khớp gối.

Trong khi 40% các trường hợp có vấn đề với dây chằng chéo bên có liên quan tới các môn thể thao thì còn 1 vài nguyên nhân khác như:

  • Tai nạn xe máy;
  • Té ngã;
  • Vết thương vùng gối.

Các yếu tố nguy cơ của chấn thương bao gồm:

  • Nữ giới;
  • Tham gia các môn thể thao tương tác;
  • Chơi các môn thể thao cần tốc độ khi xoay hoặc quay người và gây ra áp lực lên đầu gối.

Triệu chứng

Chấn thương dây chằng chéo bên thường gây ra 1 tình trạng đau đột ngột ở vùng bên ngoài gối ngay sau 1 chấn thương ở vị trí này, chẳng hạn như té ngã, bị vặn đột ngột.

Những triệu chứng khác của rách dây chằng có thể gặp như:

  • Cứng và khó cử động đầu gối;
  • Sưng và đau bên ngoài đầu gối;
  • Bầm tím;
  • Cảm thấy đầu gối không ổn định, có thể bị cứng khớp hoặc sẽ trượt khi đặt áp lưc lên.

Chẩn đoán

Các bác sĩ có thể chẩn đoán chấn thương dây chằng thông qua thăm khám và hỏi thông tin về các yếu tố liên quan tới triệu chứng đau ở gối.

Các thông tin chằng hạn như chi tiết về tai nạn, hướng lực tác động, tư thế ngã hoặc bị vặn chân theo hướng như thế nào và các chi tiết khác. Các bác sĩ có thể yêu cầu bạn vận động, di chuyển đầu gối để tìm các dấu hiệu tổn thương khác.

Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp Xquang hay chụp cộng hưởng từ giúp quan sát được mô và các cấu trúc bên trong khớp gối để xác định loại và mức độ chấn thương.

Điều trị và phục hồi

Điều trị phụ thuộc vào cấu trúc bị tổn thương và mức độ nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp tổn thương dây chằng chéo bên, các bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn chăm sóc tại nhà với các hướng dẫn sau:

  • Nghỉ ngơi và nâng cao gối tới mức có thể;
  • Sử dụng nẹp hoặc nạng để bảo vệ khớp gối khi di chuyển;
  • Quấn vùng tổn thương bằng bang quấn thể thao;
  • Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm;
  • Thường xuyên chườm đá để giảm sưng và đau;
  • Giảm hoạt động và thực hiện các động tác kéo giãn nhẹ.

Các chuyên gia vật lí trị liệu có thể làm việc với bạn để giúp hồi phục lại sức cơ và mở rộng giới hạn vận động của các cơ vùng khớp gối.

Các chấn thương nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật để điều trị. Phẫu thuật thực hiện việc nối lại, tái tạo và sữa chửa tổn thương.

Hồi phục

Các trường hợp bong gân nhẹ có thể hồi phục nhanh chóng với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Mặc dù không có mốc thời gian cụ thể cho từng trường hợp nhưng đeo nẹp trong vài ngày có thể giúp dây chằng chéo lành nhanh hơn và giảm sưng hơn. Bạn có thể bắt đầu tập các bài tập tăng cường trong vòng 1 tuần nếu như các triệu chứng của bạn bắt đầu giảm đi.

Hồi phục là 1 quá trình mang đậm tính cá nhân hóa dựa trên tổn thương, có thể cần vài tuần để hồi phục hoàn toàn. Quá trình này còn phụ thuộc vào những vùng tổn thương khác và biện pháp điều trị. Nếu như những cấu trúc khác cũng chịu tổn thương và bạn cần phải phẫu thuật có thể sẽ mất 8-12 tuần để hồi phục.

Trở lại với hoạt động thể thao

Khi sức cơ và tầm vận động trở lại bình thường, các bác sĩ sẽ cho phép bạn trở lại với các hoạt động thể thao chậm và tăng dần dần lên. Thường sẽ bắt đầu với chạy bộ hoặc đi bộ lên cầu thang trước khi trở lại chơi môn thể thao.

Thời gian chính xác khá thay đổi. Theo 1 nghiên cứu năm 2016 thì những vận động viên ở độ tuổi học đường với rách dây chằng chéo bên độ 3 có thể trở lại thi đấu sau 12 tuần điều trị vật lý trị liệu. Nếu những cấu trúc khác cũng tổn thương và cần phẫu thuật thì sẽ cần thời gian lâu hơn.

Hồi phục dây chằng chéo bên

Không có bài tập nào đặc biệt có thể giúp lành chấn thương dây chằng chéo bên, nhưng các bác sĩ chuyên về phục hồi chức năng có thể hướng dẫn được các biện pháp giúp hồi phục tổn thương. Trong quá trình lành thương, bác sĩ vật lí trị liệu sẽ làm việc trực tiếp với từng bệnh nhân, đưa ra các bài tập riêng và hướng dẫn cho bệnh nhân cách thực hiện. Một vài bài tập kéo căng vùng đầu gối có thể bao gồm:

  • Ngồi xổm;
  • Nâng chân;
  • Ngồi xổm trước tường;
  • Gập gối;
  • Ngâm chân;
  • Kéo căng cơ tứ đầu đùi;
  • Trượt gót chân;
  • Nghiêng hông;
  • Gập hông;
  • Bước sang bên.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa các chấn thương dây chằng chéo bên có thể không khả thi trong đa số các trường hợp, bạn có thể gặp phải chấn thương này sau 1 tai nạn hoặc là kết quả của 1 va chạm với đối phương. Nên lưu ý 1 số vấn đề sau có thể giúp ngăn ngừa được chấn thương:

  • Thường xuyên căng cơ toàn bộ cơ thể để duy trì được tầm vận động và đảm bảo chuyển động thích hợp;
  • Tăng cường sức mạnh cho vùng chân để giảm các tác động lên khớp gối;
  • Thực hành theo đúng các kỹ thuật của động tác khi chơi thể thao.

Tổng kết

Dây chằng chéo bên chạy bên ngoài của đầu gối và giúp ổn định khớp gối. Các va chạm hoặc vặn người đột ngột do chơi thể thao hoặc từ các nguyên nhân khác có thể gây ra tổn thương dây chằng ở các mức độ khác nhau. Thời gian điều trị và phục hồi sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào loại chấn thương và các cấu trúc liên quan.

Những chấn thương nhỏ có thể không gây ra các ảnh hương lâu dài. Trao đổi với các bác sĩ cũng như chuyên gia phục hồi chức năng có thể giúp cải thiện thời gian và chất lượng hồi phục.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top