✴️ Trật khớp cổ chân phải làm sao? Điều trị như thế nào?

Trật khớp cổ chân là chấn thương dễ gặp thường ngày, triệu chứng của bệnh thông thường chỉ đau nhưng nếu không được xử trí đúng cách bệnh có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Vậy trật khớp cổ chân phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

1. Trật khớp cổ chân là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi trật khớp cổ chân phải làm sao, bạn cần biết trật khớp cổ chân là gì và nguyên nhân do đâu.

Trật khớp cổ chân là hiện tượng khớp 2 khớp nối nhau bị so le không còn nằm ở vị trí như ban đầu. Trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao. Chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót… là những nguyên nhân thường gặp. Từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng.

Trật khớp cổ chân phải làm sao để hết đau, sưng tím khớp cổ chân, ảnh hưởng đến khả năng vận động

Trật khớp cổ chân gây đau, sưng tím khớp cổ chân, ảnh hưởng đến khả năng vận động, phải làm sao?

 

2. Trật khớp cổ chân phải làm sao?

Trật khớp thường không có biểu hiện chi tiết nhưng gây cảm giác đau ở vùng khớp cổ chân. Có thể phân biệt giữa trật khớp và bong gân ở chỗ khi bạn bị trật khớp thì khong thể cử động được cổ chân còn bong gân thì bạn có thể cử động nhẹ. Vậy khi bị trật khớp, mọi người nên làm gì?

Bạn nên làm những việc dưới đây:

– Hạn chế vận động: Việc đi lại sẽ làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bị trật khớp chân, người bệnh cần nhanh chóng cố định chân, không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ nghỉ ngơi để vùng cổ chân không bị ảnh hưởng.

– Giảm đau: Người bệnh có thể dùng đá chườm lên vết thương bị trật khớp để giảm đau tuy nhiên cần dùng miếng vải để lót đá chườm không chườm trực tiếp gây bỏng lạnh. Lưu ý chỉ được chườm lạnh không được chườm nóng để tránh sưng, phù nề.

– Cố định: Sử dụng băng/nẹp vừa phải từ bàn chân lên đến gối bệnh nhân nhằm hạn chế sự sưng nề do ứ trệ máu tĩnh mạch tại vùng chấn thương.

– Năng cao chân: Nằm và kê cao chân trên tim trong 48 giờ đầu sau khi bị thương để tăng sự lưu thông tuần hoàn máu. Không kê quá cao vì sẽ làm ảnh hưởng đến lưu thông máu ở bàn chân.

Sau khi sơ cứu, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

 

3. Chẩn đoán và điều trị trật khớp cổ chân như thế nào?

Khi bệnh nhân được đưa tới bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, MRI,… nếu cần để biết được trật khớp cổ chân phải làm sao trong từng trường hợp.

Hầu hết tình trạng trật khớp chân có thể cải thiện với phương pháp không phẫu thuật. Đó là một trong các biện pháp sau:

– Sử dụng nạng và nẹp nếu bạn cảm thấy khó đi bộ;

– Sử dụng thiết bị đặc biệt để giữ cho mắt cá chân bị thương của bạn ổn định;

– Vật lý trị liệu có thể sử dụng sau khi sưng phù đã giảm, giúp phục hồi chức năng;

– Sử dụng băng dán cơ để loại bỏ các chỗ sưng/bầm tím và giảm đau.

Trong trường hợp mắt cá chân không tốt hơn hoặc sưng phù nặng sau khi điều trị thì các phương pháp phẫu thuật có thể được cân nhắc sử dụng.

Để được khám và điều trị quả bệnh cơ xương khớp, bạn nên chọn các cơ sở y tế được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp X quang, máy siêu âm tiên tiến…cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top