1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Ngọc trúc có nguồn gốc ở Trung Quốc. Hiện nay, loại được liệu này chủ yếu do trồng trọt.
Ở Việt Nam, ngọc trúc cũng là cây trồng trong vườn của một số gia đình ở huyện Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai); Sìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu) và Đồng Văn (Hà Giang). Cây nhập trồng chưa rõ thời gian từ bao giờ. Theo một số gia đình người Hoa và người H’ Mông ở vùng Phó Bảng (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), ngọc trúc được lấy từ Vân Nam – Trung Quốc cách đây hàng chục năm. Cây trồng để làm thuốc trong phạm vi cộng đồng, chưa trở thành hàng hoá.
Ngọc trúc là cây ưa ẩm và chịu bóng, thường mọc dưới tán của những cây ăn quả như đào, lê, mận… hoặc trồng thành luống ở vườn rau. Cây trồng ở các địa phương trên tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu ẩm mát của vùng nhiệt đới núi cao (khoảng 1400 – 1600m). Nhiệt độ trung bình năm từ 14 đến 16°C, về mùa đông có thể có băng giá nhưng cây vẫn tồn tại được. Ngọc trúc ra hoa quả hàng năm. Cây con mọc từ hạt vào khoảng tháng 5-6. Cây có khả năng đẻ nhánh khoẻ từ phần thân rễ, thường mọc thành từng khóm lớn có nhiều nhánh.
Trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) là nơi duy nhất ở Việt Nam đang giữ giống ngọc trúc với mục đích bảo tồn lâu dài.
3. Cách trồng
Ngọc trúc được nhân giống bằng mầm của thân rễ. Thời vụ trồng chủ yếu là mùa xuân. Các mùa khác cũng trồng được trừ mùa đông giá lạnh.
Ngọc trúc ưa đất nhẹ. Đất được làm tươi xốp, để ải, lên thành luống cao 20 – 25 cm, rộng 78 – 80 cm. Mỗi hecta cần bón lót 10 -15 tấn phân chuồng (1 – 1,5 kg cho mỗi hốc). Mỗi hốc trồng một mầm với khoảng cách 30×30 cm. Có thể trồng theo cách lệch nanh sấu. Thời gian đầu, cần tưới đủ ẩm, làm cỏ khi cần. Cây đã lớn có khả năng lấn át cỏ dại.
Các năm sau vào mùa xuân, cây lại đâm chồi. Cần vun xới, làm cỏ kết hợp với bón thúc bằng phân chuồng, nước giải, nước phân . Ngọn trúc ít bị sâu bệnh. Thân rễ thu hoạch vào mùa đông.
4. Bộ phận dùng
Thân rễ thu hái vào mùa thu,, đào về, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, đem phơi héo, hay đổ qua rồi lăn cho mềm, phơi khô. Ngọc trúc thường được chế biến như sau:
5. Thành phần hoá học
Theo tài liệu Trung Quốc, ngọc trúc chứa các glucosid convallamarin, convallarin, azetidin acid carboxylic, các flavonoid như vitextin, vitextin 2′ glucosid, saponarin acid cheliđonic, các chất vô cơ Ca, P, K, Mg, Mn, Si. (Trung dược từ hải I, 1331; CA 103, 1985, 102083s).
Ngoài ra, còn chất nhầy odoranan, polygonum ‘ fructan o, A B C D (Võ Văn Chi Từ điển cây thuốc Việt Nam 1999 – 845). Từ dịch chiết methanol của ngọc trúc đã loại chất béo; Zaneczko Z; Jansson p. E- Sendra J đã chiết được một hỗn hợp các saponin steroid polyfurosid (I) và sản phẩm thuỷ phân do men của nó là odosprosid. Cấu trúc của (I) được xác định như sau: (CA. 108, 128433J)
6. Tính vị, công năng
Ngọc trúc có vị ngọt, tính mát, vào 2 kinh phế và vị, có tác dụng tiêu đờm, nhuận táo, dưỡng âm, mát huyết, sinh tân dịch, trừ khát.
7. Công dụng
Ngọc trúc được dùng chữa ho khan, khô khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm hư lao, kém ăn, khó tiêu, đái nhắt, di tinh, thuốc bổ trong trường hợp suy nhược cơ thể, và thuốc phòng các bệnh ở phụ nữ sau khi đẻ.
Ngọc trúc còn dược dùng trong viên Lục vị hoàn gia giảm để chữa viêm chân răng có mủ, và trong Bổ phế thang gia giảm chữa ho ra đờm loãng có khi có máu. Ngày dùng 6 – 12g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
*Chú ý: Người dương suy âm thịnh, tỳ hư đờm thấp ứ trệ không dùng được.
8. Bài thuốc có ngọc trúc
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh