Trật khớp cùng đòn: phân độ và điều trị

Triệu chứng lâm sàng chính là gì?

Thường sau chấn thương ngã đập vai xuống nên cứng. Bệnh nhân thấy đau ở đầu ngoài xương đòn. Trong trường hợp nặng (trật độ IV, V, VI) đứt hoàn toàn hệ thống dây chằng giữ đầu ngoài xương đòn và bao khớp cùng đòn thì đầu ngoài xương đòn sẽ di động nhô dưới da, vai bên trật biến dạng so với bên đối diện. Bệnh nhân có thể đau mà không đưa tay lên quá đầu hoặc không nằm nghiêng về phía tổn tương. Tuy nhiêu trường hợp trật nhẹ và vừa (độ I, II, III) sau tai nạn chỉ thấy đau âm ỉ tại vị trí khớp cùng đòn, đau tăng lên khi bắt chéo tay (cross - arm) hoặc nâng vật nặng.

 

Phân độ tổn thương và điều trị?

Độ I:  Trật nhẹ khớp cùng đòn, bao khớp giãn nhẹ, đây là độ tổn thương thường gặp

 

(Hình ảnh trật cùng đòn độ I, II, III)

Độ II: Bán trật khớp cùng đòn, rách bao khớp tuy nhiên các dây chằng vẫn còn

Độ III: Đứt hoàn toàn bao khớp và dây chằng, đầu ngoài xương đòn nhô lên cao. Đặc biệt khi xương vai bị kéo xuống bởi trọng lực cánh tay thì đầu ngoài xương đòn nhô lên cao rõ hơn.

Độ IV, V, IV: đứt hoàn toàn bao khớp và dây chằng, đầu ngoài xương đòn di lệch nhiều. Độ IV đầu ngoài trên cơ thang, độ V di lệch 100% so với bên đối diện, độ VI di lệch ra trước xuống dưới mỏm quạ/mỏm cùng vai

Đầu ngoài xương đòn nhô dưới da trong trật cùng đòn độ IV

 

Như vậy phân loại trật cùng đòn thành 6 độ, độ I-III là tổn thương phổ biến nhất , độ IV-V ít gặp thường do chấn thương mạnh như trong tai nạn giao thông

 

Các phương pháp phẫu thuật hiện nay là gì?

Điều trị trật khớp cùng đòn dựa vào phân độ tổn thương.

+ Độ I, II: điều trị nội khoa. Phần lớn các trường hợp điều trị bảo tồn sẽ có một giai đoạn đau nhẹ khớp vai sau đó hết vai, chức năng vai phục hồi hoàn toàn mặc dù có thể đầu ngoài xương đòn hơi nhô dưới da (mất tính thẩm mĩ).

+ Độ III: điều trị nội khoa nếu nhu cầu vận động không cao, phẫu thuật nếu nhu cầu vận động cao (vận động viên, người trẻ tuổi)

Độ I, II, III có kết quả tương đương sau 1 năm dù điều trị bảo tồn hay phẫu thuật.

+ Độ IV, V, VI: Điều trị phẫu thuật

Điều trị bảo tồn bao gồm những gì?

  • Chườm đá sau chấn thương
  • Nghỉ ngơi, đeo nẹp 1-2 tuần
  • Dùng thuốc giảm đau
  • Tập phục hồi chức năng dần để hồi phục tầm vận động và sức mạnh của khớp vai.

Phụ thuộc vào mức độ tổn thương, phần lớn bệnh nhân sẽ hồi phục sau 2-3 tháng. Bệnh nhân có thể quay lại chơi thể thao nếu vận động khớp vai tốt đa, ấn không đau khớp cùng đòn thông thường 2 tuần với độ I, 6 tuần với độ II, 12 tuần với độ III.

Điều trị phẫu thuật như thế nào?

  • Chỉ định với tổn thương độ I, II, III điều trị bảo tồn thất bại (sau 2 - 3 tháng còn đau khớp cùng đòn), một số tổn thương độ III điều trị phẫu thuật luôn (trẻ tuổi nhu cầu vận động cao, công việc yêu cầu đưa tay lên cao, vận động viên chơi môn thể thao đưa tat lên cao).
  • Các phương pháp đều nhằm mục đích làm vững khớp cùng đòn thông qua việc tái tạo dây chằng quạ đòn (tổn thương đến muộn) hoặc khâu dây chằng quạ đòn (đến sớm). Hiện nay nếu bệnh nhân đến sớm sẽ néo éo dây chằng quạ đòn bằng chỉ siêu bền, khâu dây chằng quạ đòn, cắt đầu ngoài xương đòn nếu bệnh nhân cao tuổi để tránh viêm khớp cùng vai đòn sau này.
  • Kĩ thuật này có thể được thực hiện mổ mở (vết mổ khoảng 5 cm) hoặc mổ nội soi (vết mổ < 1cm)
return to top