✴️ Các cách chữa viêm dây thanh quản tại nhà hiệu quả

1. Các cách chữa viêm dây thanh quản ngay tại nhà

1.1. Các cách chữa viêm dây thanh quản bằng thực phẩm

– Muối: Là nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp mỗi nhà. Súc miệng với nước muối ấm không chỉ làm dịu cơn đau rát ở cổ họng mà còn giúp sát trùng, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

– Giấm táo: Cũng có đặc tính kháng khuẩn giống như muối nên giấm táo hoàn toàn có thể dùng như một loại đồ uống. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần pha 1 – 2 thìa giấm với một cốc nước nhỏ rồi khuấy đều. Để thêm hương vị, người bệnh có thể thêm vào 1 thìa mật ong. Uống dung dịch này đều đặn sẽ giúp giảm viêm dây thanh quản.

– Trà mật ong: Một tách trà mật ong ấm sẽ giúp làm ẩm, làm dịu cơn ho và làm dịu cổ họng đang bị kích thích. Ngoài ra, người bệnh có thể thêm vào trà một số loại thảo dược khác như chanh hoặc hoa cúc để tăng cường hệ miễn dịch nhờ khả năng chống oxy hóa và chống viêm. Hương hoa cúc còn giúp người bệnh thêm thư thái, dễ chịu.

– Gừng: Nhắc đến các loại thảo dược tốt cho cổ họng không thể không nhắc đến gừng. Y học cổ truyền từ lâu đã đề cao gừng là một loại “thuốc kháng sinh” cực hữu hiệu. Không chỉ giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng, gừng còn có thể ức chế các cơn ho, làm ấm và làm dịu cảm giác khó chịu của cổ họng. Chính vì thế, gừng rất phù hợp để điều trị bệnh viêm dây thanh quản.

– Tỏi: Bên cạnh gừng, tỏi cũng vừa là một loại gia vị quen thuộc, vừa là một vị thuốc điều trị các bệnh về cổ họng vô cùng tốt. Có thể thêm tỏi vào các món xào, nước chấm… để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng như viêm họng, viêm dây thanh quản, viêm xoang…

Súc miệng với nước muối ấm không chỉ làm dịu cơn đau rát ở cổ họng mà còn giúp sát trùng, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Súc miệng với nước muối ấm không chỉ làm dịu cơn đau rát ở cổ họng mà còn giúp sát trùng, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

 

1.2. Các cách chữa viêm dây thanh quản khác

– Hạn chế sử dụng dây thanh quản như nói chuyện, ca hát… đặc biệt là la hét: Khi bị nhiễm trùng, đồng nghĩa với việc các dây thanh quản đang bị tổn thương và nhạy cảm hơn bao giờ hết. Nếu lúc đó dây thanh quản còn phải làm việc sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn, thời gian bình phục lâu hơn. Do đó, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế trò chuyện, ca hát và la hét.

Trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng giọng nói, người bệnh nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ như micro để giúp khuếch tán âm lượng, giảm áp lực lên dây thanh quản.

– Uống nhiều nước: Người bệnh nên bổ sung nước bằng các hình thức như nước lọc, nước trà, nước ép hoa quả, nước canh… Vừa giúp cơ thể bù nước, làm ẩm cổ họng, làm loãng đờm và làm thuyên giảm các cơn nghẹt mũi.

– Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm: Việc này giúp tăng độ ẩm cho không khí. Cổ họng khô sẽ khiến cơn viêm dây thanh quản trở nên trầm trọng hơn. Do đó, việc làm ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm sẽ góp phần điều trị viêm dây thanh quản. Ngoài ra, người bệnh nên tắm và ngâm bồn với nước ấm hoặc xông hơi… để giúp làm dịu đường hô hấp, làm loãng đờm, xua tan cảm giác khó chịu.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu vào máy tạo độ ẩm, nước tắm… Tinh dầu vừa giúp người bệnh cảm thấy thư thái, dễ chịu, vừa giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

– Sử dụng viên ngậm: Tại các hiệu thuốc đều có rất nhiều các loại viên ngậm giúp giảm ho, giảm viêm và giảm đau. Việc ngậm các viên ngậm còn giúp tuyến nước bọt hoạt động tích cực hơn. Từ đó, miệng và cổ họng sẽ không bị rơi vào tình trạng khô khan, kích ứng.

Người bệnh nên bổ sung nước bằng các hình thức như nước lọc, nước trà, nước ép hoa quả, nước canh… Vừa giúp cơ thể bù nước, làm ẩm cổ họng, làm loãng đờm và làm thuyên giảm các cơn nghẹt mũi.

 

2. Những điều không nên làm khi bị viêm thanh quản

Để tăng hiệu quả trong quá trình điều trị viêm dây thanh quản, người bệnh cần lưu ý hạn chế những việc làm sau:

– Ca hát và la hét: Những việc làm này khiến dây thanh quản phải chịu nhiều áp lực. Vì thế, ca hát và la hét trong quá trình điều trị sẽ khiến người bệnh mất thêm nhiều thời gian để phục hồi bệnh.

– Nói thì thầm: So với trò chuyện bình thường, nói thì thầm cũng khiến cho dây thanh quản bị căng thẳng nhiều hơn. Vì vậy, khi bị viêm dây thanh quản, người bệnh nên hạn chế nói chuyện và cũng không nên nói thì thầm.

– Sử dụng rượu bia, cafein và thuốc lá: Rượu bia và cafein có thể gây mất nước, thuốc lá khiến cổ họng bị kích ứng. Do đó, tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia, cafein và thuốc lá khi bị viêm dây thanh quản và trong quá trình điều trị bệnh.

– Tự ý dùng các loại thuốc không có đơn của bác sĩ: Việc tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Ca hát, nói chuyện hay la hét đều khiến dây thanh quản phải chịu nhiều áp lực. Vì thế, nên hạn chế sử dụng giọng trong quá trình chữa viêm dây thanh quản.

Ca hát, nói chuyện hay la hét đều khiến dây thanh quản phải chịu nhiều áp lực. Vì thế, nên hạn chế sử dụng giọng trong quá trình chữa viêm dây thanh quản.

Viêm thanh quản cấp tính hoàn toàn có thể tự biến mất sau vài ngày đến một tuần nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng những phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ mang tính chất tham khảo và hỗ trợ tại nhà, khi có dấu hiệu viêm thanh quản, ng bệnh nên đi khám và tuân theo tư vấn điều trị của bác sĩ. Trường hợp nếu tình trạng đau rát cổ họng và mất giọng kéo dài hơn một tuần, người bệnh nhất định nên đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả và phù hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top