✴️ Cách xử lý và chữa trị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Nội dung

 

Cách xử lý và chữa trị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm có hai dạng là ngộ độc thực phẩm cấp tính và ngộ độc thực phẩm mạn tính. Ngộ độc thực phẩm cấp tính, những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện ngay sau khi ăn, còn ngộ độc thực phẩm mạn tính, các triệu chứng sẽ không biểu hiện ngay sau khi ăn và cũng không có các triệu chứng rõ ràng, chất độc từ từ ngấm vào các nội tạng và gây ung thư sau này.

Ngộ độc thực phẩm có hai dạng là ngộ độc thực phẩm cấp tính và ngộ độc thực phẩm mạn tính.

Ngộ độc thực phẩm có hai dạng là ngộ độc thực phẩm cấp tính và ngộ độc thực phẩm mạn tính

 

Với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng cần được nhập viện để điều trị và theo dõi. Những trường hợp nhẹ có thể xử lý và chữa trị tại nhà. Dưới đây là những cách xử lý và chữa trị ngộ độc thực phẩm tại nhà bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng khi cần:

-Gây nôn để tống hết thức ăn nhiễm độc ra ngoài cơ thể bằng cách uống nước muối, móc họng, tuy nhiên cần cẩn thận để tránh gây rách, trầy xước cổ họng.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là cách phòng trống ngộ độc thực phẩm tốt nhất.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là cách phòng trống ngộ độc thực phẩm tốt nhất

 

-Nếu ngộ độc kiềm nên bổ sung những thực phẩm có tính axit như dấm, nước chanh, các loại hoa quả có vị chua. Ngược lại, nếu ngộ độc vì những chất có tính axit có thể uống magie oxit 4% hay nước xà phòng 1%, cứ cách 5 phút uống 15ml. Trong trường hợp ngộ độc do axit tuyệt đối không cho người bệnh uống nước muối vì có thể gây thủng dạ dày rất nguy hiểm.

-Bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách ăn nước cháo trắng, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng… Các món ăn này giúp dạ dày hạn chế hấp thụ chất độc.

-Với những trường hợp bị ngộ độc kim loại độc như thủy ngân, chì nên cho người bệnh uống sữa và ăn lòng trắng trứng.

– Nếu bị ngộ độc axit, kim loại nặng thì dùng magie oxit hoặc than bột.

Lưu ý: Trên đây là những cách sơ cứu, xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà được áp dụng với những trường hợp bị ngộ độc nhẹ. Khuyến cáo của các bác sĩ là người bị ngộ độc thực phẩm dù nặng hay nhẹ đều nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí đúng cách nhằm hạn chế và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để hạn chế và phòng tránh ngộ độc thực phẩm, chúng ta có thể áp dụng những cách dưới đây:

Lựa chọn thực phẩm sạch, rửa sạch và sơ chế đúng cách giúp hạn chế ngộ độc thực phẩm.

Lựa chọn thực phẩm sạch, rửa sạch và sơ chế đúng cách giúp hạn chế ngộ độc thực phẩm

 

Đảm bảo ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không ăn những thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, quá hạn sử dụng.

Hạn chế ăn đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, hạn chế ăn uống ở các quán xá vỉa hè không đảm bảo vệ sinh.

Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Không nên ăn những món ăn tái, sống hoặc chế biến chưa kỹ

Không nên ăn bơ thực vật, sữa và các chế phẩm từ sữa để quá lâu.

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đúng cách, không để đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh.

Che đậy thức ăn kín tránh để ruồi nhặng bâu vào.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top