✴️ Chăm sóc bài tiết

Nội dung

GIỚI THIỆU

Theo bậc thang phân loại nhu cầu cơ bản con người của Maslow, nhu cầu bài tiết thuộc nhóm nhu cầu về thể chất. Nhu cầu này cần phải được đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống. Khi người bệnh bị bệnh hoặc thay đổi chức năng bài tiết, có thể họ không duy trì được thói quen bài tiết thông thường, đòi hỏi có sự giúp đỡ của nhân viên y tế và gia đình. Để đáp ứng nhu cầu bài tiết cho người bệnh, điều dưỡng viên phải có đầy đủ kiến thức về quá trình bài tiết, từ đó nhận định, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch chăm sóc bài tiết cho người bệnh, bao gồm cả nội dung hướng dẫn người bệnh/gia đình người bệnh sử dụng các dụng cụ hỗ trợ bài tiết. Việc thực hiện hỗ trợ bài tiết là một công việc đòi hỏi sự riêng tư và tế nhị. Do vậy, điều dưỡng viên cần phải tạo một môi trường kín đáo, thoải mái và tôn trọng văn hoá của người bệnh.  

Nhóm kỹ năng chăm sóc bài tiết bao gồm: 

Hỗ trợ bài tiết.

Hướng dẫn và giúp đỡ người bệnh cách sử dụng bô đại tiện, bô tiểu.

Hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom để dẫn lưu nước tiểu người bệnh nam.

Thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu.

Thụt tháo.

 

HƯỚNG DẪN VÀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI BỆNH/GIA ĐÌNH NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG BÔ ĐẠI TIỆN, BÔ TIỂU

Một số lưu ý khi sử dụng bô đại tiện, bô tiểu

Đối với loại bô đại tiện, bô tiểu có quai cầm, điều dưỡng cầm ở quai khi sử dụng bô đại tiện, bô tiểu đặt vào cho người bệnh vệ sinh. Khi lấy bô ra, nên dùng hai

tay, một tay cầm ở quai, một tay giữ ở đầu bô đại tiện, bô tiểu. Nếu sử dụng một tay, nguy cơ sẽ đổ nước tiểu và phân ra ngoài.

Đối với loại bô đại tiện, bô tiểu không có quai khi sử dụng phải cẩn thận dùng cả hai tay để đặt và lấy bô.

Có rất nhiều loại bô đại tiện, bô tiểu, nhưng điều dưỡng nên chọn loại bô dẹt có quai cầm và có nắp đậy, diện tiếp xúc của thành bô đủ lớn để sử dụng và hướng dẫn cho người bệnh. Đảm bảo an toàn khi đi đại tiện, đi tiểu không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khai thác các nhu cầu người bệnh (Tham khảo kỹ năng giao tiếp)

Văn hóa bài tiết của người bệnh theo từng vùng miền khác nhau, tùy từng cá nhân người bệnh. Người bệnh là người vùng quê, nông thôn thường không có thói quen đi đại tiện, đi tiểu bằng bô. Vì vậy họ sẽ rất e ngại và khó đi khi sử dụng bô đại tiện, bô tiểu.

Quy trình thực hành kỹ thuật hướng dẫn và giúp đỡ người bệnh cách sử dụng bô đại tiện, bô tiểu

Nhận định

Nhận định các yếu tố gây cản trở, bất lợi trong quá trình thực hiện kỹ năng như: sự hợp tác của NB/GĐ, cá tính/tính khí người bệnh; yêu cầu của điều trị: bất động hay các yêu cầu điều trị trong chấn thương chỉnh hình.

Nhận định các thiết bị đang điều trị và chăm sóc người bệnh, các tổn thương của người bệnh như vết thương, vết loét.

Nhận định tình trạng rối loạn đại tiện, đi tiểu ở người bệnh; dấu hiệu sinh tồn

Nhận định mức độ thoải mái khi đi đại tiện, đi tiểu của người bệnh. Chú ý các dấu hiệu như đau khi đi tiểu, đau bụng, đau trực tràng, trĩ, da vùng hậu môn sưng đỏ…

Nhận định việc đảm bảo kín đáo cho người bệnh: kéo rèm, đóng cửa ra vào

Dụng cụ

Bô đại tiện, bô tiểu các loại

Găng tay sạch; Giấy vệ sinh

Quần áo sạch và khăn lau

Khăn đậy bô đại tiện (nếu cần)

Dung dịch khử trùng dụng cụ; Chất khử mùi (nếu cần)

Hình 1. Bô đại tiện 

(Nguồn: Nguyễn Thị Minh Chính và Vũ Thị Là (2019). Điều dưỡng cơ sở tập 2)

Hình 2. Bô dẹt                                                   Bô dẹt không có thành (fracture pan) 

Hình 3. Bô tiểu nam

(Nguồn: Nguyễn Thị Minh Chính và Vũ Thị Là (2019. Điều dưỡng cơ sở tập 2)

Các bước thực hiện

Bảng kiểm thực hành kỹ thuật hướng dẫn và giúp đỡ người bệnh cách sử dụng bô đại tiện, bô tiểu

 

HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG URIDOM ĐỂ DẪN LƯU NƯỚC TIỂU NGƯỜI BỆNH NAM

Một số lưu ý khi sử dụng Uridom

Uridom (bao dương vật) là phương tiện giúp người bệnh nam dẫn lưu nước tiểu trong một số trường hợp rối loạn tiểu tiện (đi tiểu không tự chủ). 

Những lưu ý khi sử dụng uridom: Thời điểm sử dụng Uridom không giống với bao cao su. Uridom đặt vào dương vật người bệnh khi dương vật ở trạng thái bình thường (không cương cứng). Do đó, cần chọn kích cỡ Uridom phù hợp với kích thước dương vật.

Các thao tác đặt Uridom vào dương vật dễ gây kích thích dương vật làm dương vật cương cứng (nhất là đối với người bệnh trẻ tuổi). Do vậy, khi thực hiện động tác đặt Uridom, điều dưỡng cần nói chuyện với người bệnh nhằm hạn chế sự kích thích làm cương cứng dương vật, tránh sự đáp ứng sinh lý của người bệnh với các thao tác đặt Uridom. 

Khi hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom mà dương vật cương cứng, điều dưỡng cần bình tĩnh vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường của dương vật khi bị kích thích. Có thể đợi thời gian cho dương vật trở về trạng thái bình thường hoặc dùng liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh hạn chế cảm giác kích thích.

Quy trình kỹ thuật hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom để dẫn lưu nước tiểu người bệnh nam 

Nhận định

Tình trạng tâm lý của NB 

Tình trạng da xung quanh dương vật và vùng phụ cận

Sự hiểu biết và hợp tác của người bệnh về sử dụng Uridom để dẫn lưu nước tiểu

Số lượng nước tiểu và kiểu rối loạn tiểu tiện.

Dụng cụ

Uridom; Găng tay sạch; Nước ấm và xà phòng;  Khăn lau

Các bước thực hiện

Bảng kiểm hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom để dẫn lưu nước tiểu người bệnh nam

 

THÔNG TIỂU - DẪN LƯU NƯỚC TIỂU

Một số lưu ý khi thông tiểu - dẫn lưu nước tiểu

Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn

Đặc điểm văn hóa khi để lộ bộ phận sinh dục: người bệnh thường rất ngại khi để lộ bộ phận sinh dục trước mặt người khác. Do đó, khi thực hiện kỹ năng cần phải đảm bảo kín đáo nhất là người trẻ, cùng độ tuổi. Nếu có điều kiện nên phân công điều dưỡng cùng giới với người bệnh.

Các tổn thương khi đặt ống thông niệu đạo không đúng kỹ thuật:

Trầy xước niệu đạo

Đứt niệu đạo

Thủng trực tràng

Rách cổ bàng quang

Khi đặt thông tiểu phải đặt nhẹ nhàng, tránh tổn thương niệu đạo, bàng quang, màng trinh.

Trong trường hợp bí tiểu, không dẫn lưu hết nước tiểu, tránh chảy máu bàng quang.

Trong trường hợp đặt thông tiểu lấy nước tiểu xét nghiệm: có hai trường hợp.

Lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm thời gian ngắn: lấy mẫu nước tiểu trong lượng nước tiểu bài tiết của người bệnh từ 1 - 2 giờ.

Lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm thời gian dài (lấy nước tiểu trong 24 giờ): lấy mẫu nước tiểu trong lượng nước tiểu bài tiết của người bệnh đủ 24 giờ.

Quy trình kỹ thuật đặt thông tiểu dẫn lưu nước tiểu

Nhận định 

Nhận định tình trạng lỗ niệu đạo, bàng quang

Nhận định tình trạng bệnh lý: cấp cứu, phẫu thuật, chấn thương, rối loạn tiểu tiện

Xác định thời điểm NB đi tiểu tiện lần cuối

Nhận định tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhận định tâm lý, sự hiểu biết của người bệnh về đặt ống thông niệu đạo

Nhận định các trở ngại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện

Dụng cụ

Tấm lót dưới mông người bệnh để đảm bảo vệ sinh giường bệnh

Khăn lỗ 

Bộ dụng cụ sát khuẩn bộ phận sinh dục

Dung dịch bôi trơn ống thông

Khay chứa nước tiểu

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

Nước ấm, xà phòng, nước cất

Khăn lau 

Găng tay sạch

Găng tay vô khuẩn

Bơm tiêm 10 ml

Ống thông niệu đạo (Foley): phù hợp với người bệnh.

Băng dính cố định.

Hình 5. Ống thông Foley

 (Nguồn: Nguyễn Thị Minh Chính và Vũ Thị Là (2019). Điều dưỡng cơ sở tập 2)

Túi chứa nước tiểu

Hình 6a.Túi chứa nước tiểu lưu động Treo ở đùi

Hình 6b. Túi chứa nước tiểu cố định Treo ở giường

Các bước thực hiện

Bảng kiểm kỹ thuật đặt thông tiểu - dẫn lưu nước tiểu

 

THỤT THÁO

Một số lưu ý khi thụt tháo

Chỉ định

Bệnh nhân táo bón lâu ngày

Trước khi phẫu thuật ổ bụng, đặc biệt là phẫu thuật đại tràng.

Trước khi chụp X quang đại tràng có bơm thuốc cản quang 

Trước khi nội soi ổ bụng, trực tràng, đại tràng.

Trước khi sinh đẻ

Trước khi thụt giữ.

Chống chỉ định: tắc ruột, viêm ruột, thương hàn, nhiễm trùng tiêu hóa, phẫu thuật trực tràng hay hậu môn gần đây.

Dung dịch thụt tháo: nước muối sinh lý, nước sạch, dung dịch ưu trương, dung dịch xà phòng loãng, dầu, thuốc làm tăng nhu động ruột.

Độ sâu của canun hoặc ống thông đưa từ lỗ hậu môn vào trực tràng tuỳ thuộc vào độ tuổi người bệnh 

Người lớn: 6 - 7 cm, tốt nhất là dưới 7 cm để tránh làm thủng trực tràng

Trẻ 2- 11 tuổi: 3 - 6 cm

Trẻ 0- 1 tuổi: 3 - 4 cm

Tạm dừng thụt khi người bệnh đau bụng, khó chịu, mót rặn, muốn đi đại tiện. Khi các dấu hiệu trên hết thì tiếp tục thụt với áp lực thấp.

Quy trình thực hành kỹ thuật thụt tháo

Nhận định 

Tình trạng cân bằng dịch vào ra, tình trạng hậu môn

Sự than phiền của người bệnh, sự đau đớn, khó chịu khi đại tiện.

Các yếu tố gây cản trở, bất lợi khi thực hiện kỹ thuật

Tình trạng tâm lý, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, thời gian đại tiện lần cuối, thói quen đại tiện, chế độ dùng thuốc, tư thế ngồi đại tiện, tình trạng bụng.

Dụng cụ

Dụng cụ dùng cho thụt tháo thể tích lớn

Ống thông trực tràng:

Người lớn: 22-30 Fr

Trẻ ≥ 12 tuổi: 16-18 Fr

Trẻ 2- 11 tổi: 14-16 Fr

Trẻ 0- 1 tuổi: 10-12 Fr.

Hình 7. Ống thông trực tràng

(Nguồn: Nguyễn Thị Minh Chính và Vũ Thị Là (2019). Điều dưỡng cơ sở tập 2)

 

(Nguồn: Nguyễn Thị Minh Chính  và Vũ Thị Là (2019). Điều dưỡng cơ sở tập 2)

Bộ dụng cụ thụt tháo dùng 1 lần (Hình 8a): gồm túi/cốc chứa nước thụt, ống thông, dây dẫn.

Bộ dụng cụ thụt tháo dùng nhiều lần - cần phải khử khuẩn sau khi dùng (Hình 8b): Bình chứa nước thụt, dây dẫn, ống/canun thụt.

Túi thụt hoặc bốc thụt.

Tấm phủ che mông người bệnh; Tấm lót dưới mông người bệnh.

Dung dịch bôi trơn hoặc vaseline.

Găng sạch; Giấy vệ sinh.

Bình phong.

Dung dịch khử khuẩn; Chất khử mùi nếu cần thiết

Bô đại tiện nếu người bệnh không có khả năng tự đi đại tiện trong nhà vệ sinh.

Dung dịch thụt: thể tích tuỳ thuộc độ tuổi 

Người lớn: 750 - 1000 ml

Trẻ ≥ 12 tuổi: 500 - 700 ml

Trẻ 5- 11 tổi: 300 - 500 ml

Trẻ 2- 4 tuổi: 250 - 350 ml

Trẻ 0- 1 tuổi: 150 - 250 ml

Dung dịch thụt được làm ấm trước khi thụt .

Dụng cụ dùng cho thụt tháo thể tích nhỏ: các loại dung dịch thụt đóng lọ/ hộp/gói.

Hình 9. Dung dịch thụt đóng gói sẵn

Các bước thực hiện

 

Bảng kiểm thực hành kỹ thuật thụt tháo

Bảng kiểm đánh giá năng lực thực hành chăm sóc bài tiết

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế (2012). Kỹ năng thực hành điều dưỡng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Thị Minh Chính và Vũ Thị Là (2019). Điều dưỡng cơ sở tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top