Chăm sóc bệnh nhân mổ viêm ruột thừa rất quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng phục hổi sức khỏe. Nếu có chế độ chăm sóc tốt, sức khỏe mau chóng phục hồi, người bệnh có thể hoạt động, sinh hoạt bình thường. Ngược lại nếu chăm sóc không đúng cách có thể khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Viêm ruột thừa là hiện tượng phần ruột thừa bị viêm và lên mủ dẫn tới tình trạng đau, khó chịu cho người bệnh. Cơn đau của viêm ruột thừa bắt đầu từ vùng quanh rốn và dần chuyển sang đau bụng dưới, bên phải. Viêm ruột thừa là bệnh nguy hiểm vì nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng viêm có thể vỡ ra gây nhiễm trùng ổ bụng, nguy hiểm tới tính mạng.
Hiện nay, phẫu thuật cắt ruột thừa bị viêm là phương pháp điều trị hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng bệnh. Phẫu thuật cắt viêm ruột thừa cần phải được tiến hành tại các bệnh viện lớn, uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại để tránh các biến chứng nhiễm trùng sau mổ.
Sau mổ viêm ruột thừa, để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, người bệnh cần có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh sau mổ viêm ruột thừa. Để giữ cho đường tiêu hóa nghỉ ngơi, bệnh nhân sẽ không được ăn uống gì trong vòng 24 giờ đồng hồ đầu tiên sau khi cắt bỏ ruột thừa. Sau đó dần dần có thể cho người bệnh uống một ít nước, tiếp đến là thức ăn dạng lỏng rồi thức ăn dạng đặc, cho tới khi người bệnh có thể ăn uống bình thường trở lại.
Người bệnh viêm ruột thừa sau mổ nên vận động nhẹ nhàng. Sau vài ngày, bệnh nhân nên ngồi dậy, đi lại vài bước nhẹ nhàng trong bệnh viện. Mặc dù việc đi lại lúc này có thể khiến nhiều người cảm thấy đau đớn nhưng lại rất cần thiết để tránh biến chứng liệt ruột và viêm phổi.
Người bệnh cần hoạt động nhẹ nhàng tại nhà. Bệnh nhân có thể quay trở lại các hoạt động bình thường, chẳng hạn như tắm, lái xe, đi bộ lên cầu thang, làm việc trong vòng một vài ngày. Tuy nhiên những trường hợp phải dùng thuốc gây mê để giảm đau thì không nên lái xe.
Người bệnh khi tiến hành mổ viêm ruột thừa thường được tiêm truyền tĩnh mạch hoặc sử dụng các dung dịch thuốc kháng sinh trong quá trình phẫu thuật và tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh cho đến ngày sau phẫu thuật. Nếu ruột thừa bị vỡ, bệnh nhân sẽ cần phải dùng kháng sinh trong một tuần hoặc nhiều hơn.
Sau phẫu thuật viêm dạ dày, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Tránh việc tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc dùng thuốc sai cách sẽ khiến bệnh lâu lành hơn.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa cần hết sức lưu ý. Nếu thấy người bệnh có những triệu chứng như đau bụng, táo bón, mệt mỏi… thì cần đi khám lại ngay để kiểm tra quá trình lành vết mổ. Nếu có dấu hiệu biến chứng hoặc viêm nhiễm thì sẽ kịp thời xử trí, tránh nguy hiểm tới tính mạng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh