Ghép da rời là lấy một mảnh da ở nơi nào rồi ghép lên chỗ thiếu da. Mảnh da ghép sống được là nhờ sự thẩm thấu chất dinh dưỡng từ nơi nhận.
Là một mảnh da hay một phần mô được bóc tách ra thành khối để ghép. Vạt da có khối lượng lớn nên cần phải khâu nối mạch máu của vạt vào mạch máu – nơi nhận để tái lập tuần hoàn nuôi sống vạt da.
Là di chuyển chất liệu từ nơi này sang nơi khác để ghép và sau đó dùng các kỹ thuật vi phẫu để tái lập tuần hoàn cho vạt da.
Phẫu thuật ghép da có nhiều loại:
Da tự thân: da cùng một người, loại da này sẽ sống vĩnh viễn trên nền ghép.
Da đồng loại: lấy ở người khác, chỉ che phủ tạm thời, không được để quá 5 ngày mà không thay băng.
Da dị loại: ở loài vật, phải thay băng mỗi ngày, nguy cơ nhiễm trùng cao.
Da nhân tạo: silicone, polyvinyl chloride derivate cũng mang tính chất tạm thời.
Che phủ toàn phần.
Che phủ một phần: ghép da xen kẽ, ghép da ngực vằn, ghép da tem thư, ghép da lưới.
Da ghép càng mỏng càng dễ dính, dễ sống, nhưng sẹo dễ co rút. Da ghép càng dày càng khó dính, dễ chết.
Toàn thân: thể trạng khá, tốt hơn là tăng cân. Người bệnh không có dấu hiệu nhiễm trùng, không sốt, protid máu > 60g/l và hồng cầu, dung tích hồng cầu, bạch cầu, tốc độ lắng máu bình thường.
Vùng da cho: tắm rửa sạch trước 3 ngày và nên tắm sạch nhất vùng da sắp cho để giúp mảnh da ghép không nhiễm trùng do những vi khuẩn bám vào chân lông, vì thế phần da cho cần cạo lông trước mổ, nhưng tránh không để có vết thương trên da, nên sử dụng dao cạo râu là tốt nhất. Sáng ngày mổ rửa sạch da, sát trùng da nhưng tránh sử dụng dung dịch có màu, sau đó băng kín vô khuẩn trên vùng da đó.
Vùng da được ghép: mô hạt mọc tốt bằng với nền da, không tụ dịch, không mủ, không có dấu hiệu nhiễm trùng. Điều dưỡng rửa sạch vết thương, lấy hết dị vật, máu tụ, dịch ứ đọng, mô hoại tử. Băng kín vết thương bằng gạc vô khuẩn.
Tất cả các mảnh ghép đều được băng ép và bất động để khỏi bị bóc ra hay máu tụ dưới mảnh ghép. Nếu ở chi thì nên theo dõi dấu hiệu chèn ép thiếu máu nuôi do băng ép. Không thay băng, nếu mở băng quá sớm sẽ làm mảnh ghép bong ra. Nếu băng quá bẩn chỉ thay lớp băng ngoài. Nếu băng quá khô nên thấm gạc ẩm bằng nước muối sinh lý. Điều dưỡng theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng qua nhiệt độ người bệnh tăng cao, người bệnh đau nhiều hơn, băng thấm dịch đổi màu, có mùi hôi.
Thời gian thay băng như sau: nếu băng sạch, thay băng vào ngày thứ 5 và nếu cần kiểm tra thì thay băng vào ngày thứ 3.
Cách thay băng: cần thấm ướt băng trước khi mở, tháo băng nhẹ nhàng. Ấn nhẹ ở những vùng da phồng nước giúp thoát dịch, cắt bớt những mảnh da hoại tử khô cứng, rửa sạch nhẹ nhàng, thấm hút dịch, sau đó băng ẩm lại, ép nhẹ.
Không thay băng, để 8–10 ngày băng tự động tróc ra và tự lành; giúp người bệnh phơi nắng, vận động bình thường. Hướng dẫn người bệnh không tự động tháo băng sớm.
Theo dõi 30 phút trong 4 giờ đầu sau mổ cho đến khi ổn định, mỗi giờ trong 4 giờ sau, mỗi 2 giờ trong ngày đầu, 4–6 giờ trong 2 –3 ngày sau.
Điều dưỡng theo dõi màu sắc vùng da ghép, bình thường hồng hơn da thường do mao quản giãn nở. Theo dõi tuần hoàn da qua dấu hiệu nhấp nháy da bằng cách dùng ngón tay ấn nhẹ lên vạt da và thả tay ra để quan sát sự trở về của màu sắc vạt da, bình thường 1–2 giây, nếu đàn hồi quá nhanh điều dưỡng nghĩ đến ứ máu tĩnh mạch, nếu quá chậm (> 2–3 giây) chứng tỏ giảm lưu lượng máu. Điều dưỡng cũng cần theo dõi nhiệt độ da, bình thường da ấm nhưng nếu da nóng kèm theo nhiệt độ cơ thể tăng cần xem lại người bệnh có nhiễm trùng không. Vấn đề không kém phần quan trọng đó là tình trạng vạt da, bình thường mềm, đàn hồi. Nếu căng, phù nề nhẹ, đó là dấu hiệu chèn ép nhẹ. Nếu quá căng, đỏ tím, có nốt phồng, đó là dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu. Theo dõi băng nếu máu thấm băng nhiều có nguy cơ tạo thành garo chèn ép vạt da.
Di chuyển người bệnh nhẹ nhàng, tránh va chạm và đảm bảo vùng da ghép bất động tốt. Nếu băng thấm máu nhiều nên thay băng bên ngoài trước 3 ngày sau ghép. Nếu ổn định, thay băng vào ngày thứ 2–3. Nếu có vết thương hở thì nên thay băng hàng ngày, băng ẩm, lỏng nên để hở vạt da theo dõi. Chăm sóc nẹp bột sạch. Rút dẫn lưu sớm 48 giờ sau mổ. Cắt chỉ muộn 12–14 ngày sau mổ.
Người bệnh cần được cung cấp dinh dưỡng: protide, vitamin, khoáng chất, nước… Không hút thuốc lá vì thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ chậm lành mảnh da ghép. Hướng dẫn người bệnh vận động tại giường, xoay trở tốt để giúp người bệnh thoải mái. Giúp ngăn ngừa bệnh ngoài da và nhiễm trùng mảnh ghép, người bệnh nên vệ sinh thân thể sạch sẽ. Điều dưỡng giúp người bệnh giảm tâm lý lo âu, an tâm, hợp tác điều trị và chăm sóc…
Bài giảng bệnh học ngoại khoa, Đại học Y Dược 1985, tập 1, trang 175.
Medical Surgical Nursing, Lewis Collier Heitkemper/MOSBY, 1992, p.525–553.
Mosby's Manual of Clinical Nursing, second edition. Jun M. Thompson, p.551–557.
Chăm sóc ngoại khoa (Tài liệu thí điểm giảng dạy điều dưỡng trung học). Đề án hỗ trợ hệ thống đào tạo 03–SIDA, Hà Nội, 1994.
Bài giảng ngoại khoa cơ sở – triệu chứng học ngoại khoa, NXB Y học, Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, năm 2001, trang 85–97.
Bệnh học ngoại khoa tiêu hoá, Nguyễn Thế Hiệp, NXB Y học Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, năm 2003, trang 13–26.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh