Sau khi mổ rò hậu môn, người bệnh sẽ được băng bó vết mổ cho tới khi lành hoàn toàn. Băng phải thay thường xuyên và bệnh nhân sẽ được hướng dẫn để có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên người bệnh cần tới bệnh viện nơi đã phẫu thuật để các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết mổ hoặc thay băng. Nhìn chung mất khoảng 6 tuần để vết thương lành lặn hoàn toàn.
Trong thời gian này, cần theo dõi kỹ vết thương để phát hiện, xử lý kịp thời. Điều này giúp giảm các biến chứng trong quá trình chăm sóc sau mổ rò hậu môn.
Nhiều người có thể sẽ gặp phải tình trạng chảy máu hoặc chảy dịch từ vết thương trong vài tuần đầu tiên, đặc biệt là khi tắm hoặc đi vệ sinh.
Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu có các biểu hiện sau:
– Chảy máu nặng
– Vết mổ sưng, nóng, đỏ và đau
– Sốt 38 độ C hoặc hơn
– Buồn nôn
– Táo bón
– Tiểu khó
Áp dụng một số lời khuyên sau có thể giữ cho khu vực xung quanh vết mổ lỗ rò hậu môn sạch và ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc dị ứng:
– Sử dụng nước hoặc vải bông mềm để rửa vùng vết mổ, vỗ nhẹ để da khô thay vì dùng khăn lau, cũng có thể sử dụng máy sấy ở mức thấp để sấy khô.
– Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc bột talc vì chúng có thể gây kích ứng da xung quanh lỗ rò.
– Các bác sĩ có thể kê đơn một loại kem bôi bảo vệ để ngăn chặn các chất kích thích tiếp xúc với da.
Khi thuốc gây mê đã hết tác dụng sau mổ lỗ rò hậu môn, người bệnh có thể cần dùng thuốc giảm đau tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngâm mình trong bồn tắm khoảng 15 phút cũng có thể giúp giảm đau.
Thuốc nhuận tràng có tác dụng làm sạch ruột. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc nhuận tràng để giảm tình trạng táo bón sau khi mổ lỗ rò hậu môn.
Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh, tuyệt đối không được bỏ liều.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp chăm sóc sau mổ rò hậu môn tốt hơn và giúp người bệnh nhanh hồi phục. Nhìn chung sau phẫu thuật, người bệnh cần dành thời gian để nghỉ ngơi tuy nhiên tránh không nên ngồi yên một chỗ trong thời gian dài. Ngoài ra cũng không nên đi bộ quá nhiều.
Trong quá trình nghỉ ngơi, một số lời khuyên sau sẽ giúp người bệnh sinh hoạt thoải mái hơn:
– Mặc quần áo rộng rãi
– Gối hoặc nệm sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn khi ngồi.
– Quay trở lại hoạt động bình thường.
– Bệnh nhân có thể quay lại làm việc và bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng khi cảm thấy sẵn sàng.
– Hỏi ý kiến bác sĩ phẫu thuật để biết khi nào có thể lái xe trở lại.
– Bệnh nhân cũng không nên đi bơi cho đến khi vết thương đã lành hoàn toàn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh