Loét do tì đè vẫn là một khó khăn trong chăm sóc y tế, tỉ lệ bị loét đối với các trường hợp phải chăm sóc y tế trong thời gian dài là 2,2% đến 23,9%. Chúng ta có thể trì hoãn loét do tì đè và trì hoãn các hậu quả xấu của loét giai đoạn 1.
Một hệ thống công cụ đánh giá nguy cơ chẳng hạn thang đánh giá Braden hay Norton (xem bảng minh họa bên dưới) có thể giúp cải thiện sự đánh giá và nhận biết bệnh nhân có nguy cơ bị loét cao
Đánh giá nguy cơ loét do tì đè
Những thang điểm này cho phép đánh giá một cách có hệ thống những nguy cơ bị loét do tì đè ở bệnh nhân. Chúng tập trung vào các yếu tố nguy cơ đặc biệt được quy định một cách thống nhất. Cả hai thang điểm này đòi hỏi sự cho phép được dùng.
Thang điểm Braden đánh giá 6 lĩnh vực trên một thang 3 hay 4 điểm:
- Cảm giác/tri giác
- Độ ẩm
- Hoạt động
- Dinh dưỡng
- Sự vận động
- Xoa bóp và dịch chuyển
Thang điểm Norton đánh giá 5 lĩnh vực với thang 4 điểm:
- Tình trạng thể chất
- Hoạt động
- Tình trạng tinh thần
- Sự vận động
- Sự mất khả năng kiểm soát nhu cầu vệ sinh
Một kế hoạch hiệu quả cho việc ngăn ngừa loét do tì đè bao gồm các yếu tố sau:
- Nhận biết nguy cơ của những cá nhân và các yếu tố cụ thể có thể khiến họ có nguy cơ bị loét
- Đưa ra được một chương trình ngăn ngừa chi tiết cho từng cá nhân có nguy cơ
- Liên tục duy trì và cải thiện khả năng chịu đựng của các mô nhằm ngăn ngừa nguy cơ tổn thương
- Bảo vệ bệnh nhân chống lại các ảnh hưởng xấu của ngoại lực cơ học
- Cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân
- Giảm nguy cơ bị loét bằng các chương trình hướng dẫn
Ngăn ngừa nguy cơ loét do tì đè đòi hỏi sự tương tác của các hoạt động sau:
- Kiểm tra da, làm sạch da, chăm sóc da khô, dung kem chống ẩm và mát xa
- Cải thiện tư thế, dung kỹ thuật xoay chuyển người để giảm thương tổn da bị gây ra do bị xoa bóp, dịch chuyển
- Liên tục tập trung vào việc duy trì hoặc cải thiện hoạt động hay sự vận động của bệnh nhân
- Cung cấp đủ dinh dưỡng
- Chương trình giáo dục cho nhân viên
Bạn cũng có thể làm theo những gợi ý sau để ngăn ngừa loét do nằm lâu một chỗ:
- Để cho các gót chân được tự do
- Tối thiểu phải dung loại niệm ngăn ngừa loét giai đoạn 1 và tăng lên khi có một vết loét xuất hiện
- Thay đổi tư thế, chăm sóc da thật kỹ, dung các loại kem ngăn ngừa da bị hư hại thêm
- Thường xuyên khám kỹ da bệnh nhân và vệ sinh da hàng ngày khi dính bẩn
- Không mát xa vùng da chỗ xương nhô lên (mát xa có thể làm hư tổn các mô nằm bên dưới)
- Dùng đúng kỹ thuật đặt nằm, chuyển tư thế và xoay chuyển
- Dùng dầu nhờn, những tấm film bảo vệ và đệm nằm để ngăn ngừa tổn thương do chà sát, trượt
- Đánh giá trình trạng dinh dưỡng và thuốc hỗ trợ đã được chỉ định
- Duy trì mức độ hoạt động, vận động và phạm vi dịch chuyển của bệnh nhân
- Thay đổi tư thế trong mỗi lần ít nhất 2 tiếng, dùng những vật hỗ trợ hiệu quả (dùng gối nằm và gối chêm, loại nhồi bọt biển, không dùng miếng đệm hình nhẫn hay hình bánh donut) khi bệnh nhân nằm nghiêng, nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng một góc, không đặt nằm đè trực tiếp lên vùng xưng chậu (chỗ xương hông nhô ra). Đối với bệnh nhân ngồi trên ghế, nên đổi tư thế ít nhất mỗi giờ và những bệnh nhân có thể dịch chuyển được thì nên đổi trọng tâm của cơ thể mỗi 15 phút
- Nhận thấy rằng loét do tì đè có thể bị gây ra do các thiết bị phẩu thuật trong phòng mổ
- Giới hạn việc nâng cao đầu giường khi có thể
- Nâng chứ không kéo bệnh nhân
- Dùng các vật dụng có tác dụng giảm sức ép trên giường và trên ghế
- Kiểm soát các yếu tố môi trường để ngăn ngừa da khô (giảm thiểu việc làm cho da bị ẩm do bị són tiểu, đang dùng dẫn lưu, tiết mồ hôi).
Tham khảo từ SỔ TAY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH của JCI
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh