✴️ Quản lý người bệnh dùng thuốc qua lòng mạch

Nội dung

ĐỊNH NGHĨA

Dịch có thể được truyền trực tiếp vào hệ tuần hoàn để bổ sung hoặc thay thế lượng dịch của cơ thể. Phương pháp này thường được tiến hành đối với những người bệnh cấp cứu, bệnh quá nặng không ăn được bằng đường miệng hoặc dinh dưỡng trong ruột. 

Mục tiêu của cung cấp dịch truyền là ngăn ngừa mất cân bằng nước và các chất điện giải, ngăn ngừa mất cân bằng các chất dinh dưỡng, hoặc cung cấp đường truyền. 

 

MỤC ĐÍCH DÙNG THUỐC QUA LÒNG MẠCH

Duy trì nồng độ thuốc kéo dài nhiều giờ trong máu.

Một số mục địch khác: giải độc, lợi tiểu, giữ vein trong trường hợp  cấp cứu.

 

CÁC LOẠI DỊCH TRUYỀN

Dịch truyền gồm có 3 loại: đẳng trương, ưu trương, nhược trương.

Dịch đẳng trương có chứa các chất điện giải xấp xỉ 300 mEq/L. 

Dịch nhược trương chứa ít hơn: 250 mEq/L. 

Dịch ưu trương chứa 375 mEq/L hoặc nhiều hơn. 

 

DỤNG CỤ DÙNG TRONG LIỆU PHÁP DÙNG THUỐC QUA LÒNG MẠCH

Kim tiêm bằng kim loại

Chỉ là dụng cụ tiêm truyền sử dụng một lần, ít dùng vì nguy cơ làm tổn thương mạch máu và thâm nhiễm cao.

Hình 67.1. Kim tiêm các loại

Kim luồn

Kim luồn ở những tĩnh mạch ngoại biên được làm bằng silicon và polymer, nhựa polyurethan. 

Nhiều công ty đã sản xuất ra loại kim luồn gắn với nòng kim có thể tháo ra được trông giống như kim bướm khi loại bỏ thân kim. 

Mặc dù những sản phẩm kim luồn rất tiện ích, nhưng nó vẫn có nguy cơ gây tổn thương thành mạch máu. 

Kim luồn bằng vật liệu cứng như polyurethan được chứng minh là gây nghẽn mạch nhiều hơn  là silicon. 

Hình 67.2. Các loại kim luồn

Kim luồn cứng và có bề mặt thô ráp sẽ gây viêm nghẽn tĩnh mạch, hình thành cục máu đông, hình thành tiểu huyết cầu. 

Khi dùng kim luồn nếu không thành thạo sẽ có nguy cơ gây đứt một phần nhựa của thân kim khi tiêm gây thuyên tắc mạch do vật lạ.

Kim luồn 20-22 G thường được sử dụng cho  người lớn 

Kim số 22-24 G dùng cho trẻ em, người già hoặc những người bệnh có tĩnh mạch nhỏ và mỏng manh. 

Kim số 20 G hoặc 18 G thích hợp truyền một lượng dịch hoặc máu hoặc các sản phẩm máu; để dịch hoặc các chất lỏng dính nhày (máu) chảy nhanh hơn. 

Các loại dây tiêm truyền dung dịch

Có nhiều loại dây dùng trong tiêm truyền, tùy từng hãng sản xuất và tuỳ theo yêu cầu cuả điều trị. Có các đặc điểm sau:

Bầu đếm giọt: 15 giọt/ml, 20 giọt/ml, 30 giọt/ml, 60 giọt/ml.

Loại có Dia a flo: hệ thống chỉnh giọt theo ml/giờ.

Loại có bộ phận pha thuốc.

 

CÁC TAI BIẾN CÓ THỂ XẢY RA KHI TRUYỀN DỊCH:

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC QUA LÒNG MẠCH

Công thức tính thời gian chảy của dịch truyền

                                     Thể tích dịch truyền (ml) x Số giọt/1ml (dây truyền)    

Thời gian chảy/phút   =   -----------------------------------------------------------------------

                                                              Số giọt theo y lệnh/1phút

Kiểm tra dịch truyền

Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 6 đúng:

3 kiểm tra:                                              

Tên họ người bệnh

Tên thuốc

Liều thuốc

5 đối chiếu:   

Số giường, số phòng

Nhãn thuốc

Chất lượng thuốc

Đường tiêm thuốc

Thời hạn dùng thuốc 6 đúng:               

Đúng người bệnh

Đúng thuốc 

Đúng liều

Đúng đường tiêm

Đúng giờ tiêm

Đúng y lệnh

 

LẤY DẤU SINH HIỆU TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH TIÊM TRUYỀN

Biết được tình trạng người bệnh 

Biết được cân nặng, kích thước cơ thể ảnh hưởng đến lượng nước: người mập chứa ít nước, như thế người béo phì lượng nước trong cơ thể chiếm ít nhất.

Biết được tiền sử bệnh, đang sử dụng thuốc gì? Hay có áp dụng liệu pháp trị liệu nào không? Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu hay thuốc steroid ảnh hưởng đến cân bằng nước và điện giải. Xác định xem người bệnh trước đó có tiến hành liệu pháp tiêm truyền lần nào chưa?

Nên chú ý đến những điều kiện ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến tình trạng truyền dịch của người bệnh. Thời tiết nóng, ẩm ướt có thể gây rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là trẻ sơ sinh, người già và người bệnh nặng.

Biết người bệnh thuận tay nào, nếu có thể nên truyền dịch ở tay trái.

Xác định xem hệ tĩnh mạch có nguyên vẹn không. 

Ghi nhận lần cuối thay dây và thay băng là khi nào. 

Giữ cho hệ thống truyền dịch được vô trùng. 

Cho người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền (nếu được)

Có thể bơm thuốc qua vị trí cao su của dây truyền.

Dịch truyền không nên để lâu quá 24 giờ.

Bộ dây tiêm truyền thay mỗi 48 - 72 giờ.

Băng vô trùng nơi thân kim.  

Kim luồn thay kim sau 48 - 72 giờ hoặc hơn tùy theo sản phẩm.

Chẩn đoán điều dưỡng

Xác định những đặc điểm riêng của từng nhận định từ đó có thể đưa ra các chuẩn đoán cho từng người bệnh và phải biết được những kỹ năng để xử lý những tình huống khi có:

Nguy cơ mất cân bằng nước và điện giải.

Nguy cơ thể tích dịch bị thiếu.

Nguy cơ nhiễm trùng.

Phải xác định rõ những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên quá trình truyền dịch dựa trên điều kiện và nhu cầu của từng người bệnh

Kế hoạch

Can thiệp

Đánh giá

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top