✴️ Thực hành dùng thuốc cho người bệnh (P2)

KỸ THUẬT TIÊM BẮP

Tiêm bắp là đưa thuốc vào khối cơ bắp (phần thân của cơ). Cơ bắp có nhiều mạch máu đến nuôi dưỡng giúp cho thuốc hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da.

Áp dụng:

Để tiêm nhiều loại thuốc; Thuốc dạng dầu, thuốc dạng sữa; Thuốc chậm tan: Kháng sinh, keo, hormon…

Không áp dụng:

Thuốc gây hoại tử tổ chức: Calci clorid

Vị trí tiêm bắp

Cánh tay: 1/3 trên trước ngoài cánh tay (cơ Delta), 1/3 giữa mặt ngoài cánh tay (cơ tam đầu cánh tay).

Vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (cơ rộng ngoài đùi hoặc cơ thẳng đùi).

Vùng mông: 1/4 trên ngoài mông, hoặc 1/3 trên ngoài đường nối từ gai chậu trước trên với mỏm xương cụt (cơ mông lớn).

Tai biến

Gãy kim, quằn kim: do người bệnh giãy dụa hoặc tiêm không đúng kỹ thuật.

Đề phòng: giữ người bệnh nhân tốt, không tiêm ngập đốc kim.

Đâm phải dây thần kinh hông to: do tiêm sai vị trí, góc độ đâm kim không đúng.

Đề phòng: xác định vị trí tiêm đúng.

Tắc mạch: Do thuốc dạng dầu hoặc nhũ tương vào mạch máu.

Đề phòng: khi tiêm bao giờ cũng phải hút thử bơm tiêm xem có máu tràn vào hay không? Nếu không có máu vào bơm tiêm mới được bơm thuốc.

Áp xe nhiễm khuẩn: do không bảo đảm nguyên tắc vô khuẩn.

Áp xe vô khuẩn do thuốc không tan như tiêm quinin, hydrocortison và những thuốc dầu khó tan gây áp xe tại chỗ.

Phát hiện: Chỗ tiêm sưng nóng đỏ đau.

Xử trí: Chườm nóng, chích áp xe nếu cần.

Gây mảng mục: do tiêm những chất gây hoại tử mô

Phát hiện: Chỗ tiêm nóng, đỏ, đau, lúc đầu cứng sau mềm giống áp xe.

Xử trí: Khi phát hiện sớm tiêm phong bế novocain. Lúc đầu chườm nóng. Lúc hoại tử: băng mỏng, có thể phải chích nếu ổ hoại tử lớn.

Nhiễm khuẩn lây:

Viêm gan vius do vô khuẩn kim không tốt, kim tiêm từ người có viêm gan vius sang người lành sẽ bị mắc bệnh. Phát hiện: sau khi tiêm từ 4-6 tháng, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu...

Nhiễm HIV, ký sinh trùng sốt rét. Xử trí: điều trị bệnh lây

Dị ứng, Phản vệ: do phản ứng của cơ thể đối với thuốc.

Phát hiện: Dấu hiệu mày đay, mạch nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi, chân tay lạnh...

Phòng: Hỏi kỹ tiền sử trước khi dùng thuốc

Xử trí: Khẩn trương phối hợp cấp cứu phản vệ.

Quy trình thực hành kỹ thuật tiêm bắp

Nhận định

Nhận định đúng người bệnh: đối chiếu người bệnh với y lệnh

Nhận định toàn trạng người bệnh, dấu hiệu sinh tồn

Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh

Nhận định vị trí tiêm

Thái độ, kiến thức của người bệnh/gia đình người bệnh khi sử dụng thuốc

Dụng cụ và thuốc

Thuốc tiêm: chuẩn bị thuốc theo chỉ định,

Dụng cụ vô khuẩn: Bơm tiêm, kim tiêm phù hợp: Người lớn: 2 - 5 ml; Sơ sinh và trẻ nhỏ: 0.5 - 1ml; Kim lấy thuốc; Cồn sát khuẩn, bông/gạc sát khuẩn. Panh không mấu và ống trụ cắm panh

Các dụng cụ khác: Panh có mấu và khay sạch; Hộp thuốc cấp cứu Phản vệ, Dung dịch sát khuẩn tay nhanh, Bảng ghi thuốc sau khi sử dụng và máy tính (nếu có)

Hộp an toàn/kháng thủng để đựng vật sắc nhọn Các loại túi/dụng cụ đựng rác thải

Các bước thực hiện tiêm bắp

 

Ghi chú: Bước 13* nếu thực hiện không đúng, sẽ không đạt yêu cầu của kỹ thuật tiêm bắp.

Bảng kiểm kỹ thuật tiêm bắp

 

 

KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH

Tiêm tĩnh mạch là đưa một lượng thuốc dạng dung dịch vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch. Thuốc đưa vào tĩnh mạch thường được tiêm chậm hoặc truyền dưới dạng nhỏ giọt.

Áp dụng

Thuốc tác dụng nhanh, thuốc có tác dụng toàn thân: thuốc gây tê, gây mê, ...

Thuốc ăn mòn các mô gây đau, gây mảng mục nếu tiêm vào dưới da hoặc bắp thịt: calciclorid...

Dung dịch cần dùng số lượng nhiều: đẳng trương, ưu trương…

Không áp dụng

Thuốc gây kích thích mạnh trên hệ tim mạch: Andrenalin (chỉ tiêm TM trong trường hợp cấp cứu dị ứng khi không bắt được mạch, huyết áp tụt…).

Thuốc dầu: Testosteron...

Vị trí tiêm

Tiêm tĩnh mạch thường tiêm ở những tĩnh mạch nông, nổi, to, rõ và ít di động.

Một số tĩnh mạch thường tiêm: tĩnh mạch hình chữ M ở nếp gấp khuỷu tay, tĩnh mạch mu bàn tay và tĩnh mạch ở đầu (đối với sơ sinh và trẻ nhỏ).

Tai biến

Tắc kim: Khi đâm trúng vào tĩnh mạch, máu trào vào bơm tiêm nhưng đông lại ngay ở đầu mũi kim gây tắc kim, không bơm thuốc được vào. Xử trí: rút kim ra, thay kim khác và tiêm lại.

Phồng nơi tiêm: Khi đâm kim vào trúng tĩnh mạch, máu trào vào bơm tiêm nhưng do cố định không tốt, để kim chệch ra ngoài tĩnh mạch (xuyên mạch) hoặc bị vỡ tĩnh mạch. Xử trí: điều chỉnh lại mũi kim, nếu không được phải rút kim ra tiêm lại. Khi tiêm xong dặn người bệnh chườm nóng để chỗ máu tụ hoặc thuốc tan nhanh.

Người bệnh bị sốc (shock) hoặc bị ngất: Có thể vì quá sợ hãi hoặc do bị phản ứng thuốc, do bơm thuốc quá nhanh hoặc đâm kim nhiều lần không trúng tĩnh mạch. Xử trí: ngừng tiêm, báo bác sĩ xử trí.

Tắc mạch: Do để khí lọt vào lòng mạch trong khi tiêm. Nếu lượng thuốc nhiều, bơm bé thì phải tiêm làm nhiều lần, tuyệt đối không để nguyên kim tiêm ở trong tĩnh mạch và tháo bơm tiêm ra hút thuốc mới rồi lắp vào kim đã có sẵn trong tĩnh mạch để tiếp tục bơm thuốc, làm như vậy rất nguy hiểm, không khí dễ lọt vào gây tắc mạch hoặc do không đuổi hết bọt khí khi tiêm cho bệnh nhân.

Dấu hiệu: Mặt bệnh nhân tái, ho sặc sụa, khó thở hoặc ngừng thở đột ngột Xử trí: cho bệnh nhân nằm đầu dốc ngay, thở oxy và báo bác sỹ phối hợp xử trí.

Tiêm nhầm vào động mạch

Dấu hiệu: bệnh nhân kêu đau, nóng ở bàn chân

Xử trí: phải ngừng tiêm và rút kim ra

Gây hoại tử: Nếu tiêm chệch ra ngoài những thuốc chống chỉ định của tiêm dưới da và tiêm bắp thịt như calciclorua.

Dấu hiệu: chỗ tiêm nóng, đỏ, đau, lúc đầu cứng sau mềm nhún giống ổ áp xe.

Xử trí: Lúc đầu chườm nóng. Lúc hoại tử: Băng mỏng, có thể phải chích nếu ổ áp xe lớn.

Nhiễm khuẩn toàn thân: Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, có thể gặp nhiễm khuẩn huyết.

Phát hiện: sốt cao, rét run, tình trạng nhiễm khuẩn nặng, cấy máu (+)

Nhiễm khuẩn lây:

Viêm gan vius do vô khuẩn kim không tốt, kim tiêm từ người có viêm gan vius sang người lành sẽ bị mắc bệnh. Phát hiện: sau khi tiêm từ 4-6 tháng, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu...

Nhiễm HIV, ký sinh trùng sốt rét. Xử trí: điều trị bệnh lây

Dị ứng, Phản vệ: do phản ứng của cơ thể đối với thuốc.

Phát hiện: Dấu hiệu mày đay, mạch nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi, chân tay lạnh...

Phòng: Hỏi kỹ tiền sử trước khi dùng thuốc

Xử trí: Khẩn trương phối hợp cấp cứu phản vệ.

Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Nhận định

Nhận định đúng người bệnh: đối chiếu người bệnh với y lệnh

Nhận định toàn trạng người bệnh, dấu hiệu sinh tồn

Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh

Nhận định vị trí tiêm

Thái độ, kiến thức của người bệnh/gia đình người bệnh khi sử dụng thuốc

Dụng cụ và thuốc

Thuốc tiêm theo chỉ định

Dụng cụ vô khuẩn: Bơm tiêm và kim tiêm phù hợp: 5 - 10 ml; Kim lấy thuốc Cồn sát khuẩn; Bông/gạc sát khuẩn; Panh không mấu và ống trụ cắm panh

Các dụng cụ khác

Panh có mấu và khay sạch; Hộp thuốc cấp cứu Phản vệ; Dung dịch sát khuẩn tay nhanh; Dây garô, gối kê tay; Găng tay sạch

Bảng ghi các thuốc sau khi sử dụng và máy tính (nếu có)

Hộp an toàn/kháng thủng để đựng vật sắc nhọn

Các loại túi/dụng cụ đựng rác thải

Các bước thực hiện tiêm tĩnh mạch

 

Ghi chú: Bước 14*, 15* nếu thực hiện không đúng, sẽ không đạt yêu cầu của kỹ thuật tiêm tĩnh mạch.

Bảng kiểm kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

 

Bảng kiểm đánh giá năng lực thực hành dùng thuốc cho người bệnh

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top