TIÊM BẮP ĐAU HAY KHÔNG ĐAU, DO ĐÂU?

1. Vị trí tiêm:

- Tiêm bắp: tiêm cơ delta (bắp vai), tiêm cơ đùi (bắp đùi) hoặc cơ mông (tiêm mông).

Việc chúng ta tiêm vào trong cơ ,càng sâu thì các thụ thể cảm giác ít bị ảnh hưởng vì phân bố nhiều ở lớp dưới hạ bì và gần các bao cân => vị trí mũi kim tiêm phải nằm ở giữa khối cơ là đỡ đau nhất.

2. Tốc độ tiêm:

- Càng tiêm tốc độ nhanh thì mức độ tổn thương cơ càng lớn vì không đủ thời gian cho thuốc thấm và lan từ từ mà còn gây tình trạng xé rách từng lớp cơ, không những vậy, còn tác hại gây tạo khối chèn ép các rễ mút thần kinh cảm thụ gây đau kéo dài.

3. Loại kim tiêm:

- Kim càng nhỏ càng gây ít tổn thương và càng đỡ đau. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng dùng được kim nhỏ (vd 1 số thuốc có độ keo cao, khối lượng phân tử lớn thì không thể dùng kim nhỏ) => cần chọn kim thích hợp cho loại thuốc.

4. Mặt vát kim:

- Mặt vát kim càng mỏng và sắc thì khả năng xuyên thấu khi tiêm càng cao => giảm bớt cảm giác đau do giảm tổn thương phần mềm. Vì vậy, cần tránh đâm kim nhiều lần mà không thay đầu kim khác hoặc dùng kim mới (đối với kim luồn, kim bướm).

5. Tốc độ đâm kim: đâm kim càng nhanh thì cảm giác đau càng ít.

6. Tốc độ rút kim: tương tự (5).

7. Loại thuốc tiêm:

- Một trong những tác dụng gây đau là do sự kích ứng của thuốc lên các thụ thể đau, với những thuốc đẳng trương (isotonic) thì ít kích ứng hơn các thuốc nhược trương (hypotonic) hay ưu trương (hypertonic).

- Tính hóa lý của thuốc: sự tương tác về mặt hóa lý của thuốc cũng làm cảm nhận đau thay đổi: những thuốc có PH acide hay bazơ thì kích ứng hơn thuốc trung tính hay những thuốc quá lạnh hay quá nóng cũng kích ứng nhiều hơn.

- Lợi dụng đặc tính này, ta có thể pha loãng thuốc với tỷ trọng phù hợp mà không làm ảnh hưởng hoạt tính của thuốc trước khi tiêm, sẽ làm cảm giác đỡ đau hơn.

8. Khối lượng thuốc tiêm:

Thể tích thuốc tiêm vào càng lớn thì cảm giác đau sẽ càng nhiều do mức độ gây tổn hại đến bó cơ, và sự chèn ép vào các đầu thụ thể đau, do vậy cần ước tính và tiêm tùy thuộc vào khối lượng mà chọn vị trí phù hợp.

Vd: không tiêm quá 3 ml vào cơ Delta với người lớn và không quá 5ml vào cơ đùi hay cơ mông, để hạn chế tác dụng không mong muốn này chúng ta có thể tiêm nhiều vị trí hoặc nhiều lớp trên một cơ .

9. Yếu tố khác: tâm lý sợ hãi, lo lắng của bệnh nhân. Nếu điều dưỡng thao tác nhẹ nhàng, nhanh gọn, cũng như giải thích ân cần cho bệnh nhân an tâm thì cũng sẽ giúp bệnh nhân thoải mái hơn. Càng căng thẳng càng thấy đau nhiều. Phụ thuộc vào đối tượng tiêm cũng như ngưỡng chịu đựng đau của mỗi người.

return to top