Trong tiếng Anh, từ ‘diet’ (ăn kiêng) bắt nguồn từ một từ tiếng Pháp cổ diete và tiếng Latin trung cổ dieta, có nghĩa là “một khẩu phần ăn nhất định hằng ngày”. Từ dieta và một từ tiếng Hi Lạp là diaita mang nghĩa “một cách sống”.
Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến ăn kiêng, chúng ta lập tức nghĩ ngay đến việc giảm cân. Thế nhưng, ăn kiêng không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc giúp cho bạn giảm một vài kilogram. Một chế độ ăn kiêng có thể được hiểu như là một kế hoạch ăn uống với loại thực phẩm và lượng đồ ăn hấp thụ vào được quy định sẵn. Ăn kiêng có thể phục vụ cho mục đích kiểm soát cân nặng (tăng cân, giảm cân hay giữ cân) hoặc là một biểu hiện của một tôn giáo hay một lối sống nhất định.
Có hàng ngàn chế độ ăn kiêng khác nhau trên thế giới, mỗi cách ăn đều có những quy định, những ưu điểm, nhược điểm riêng. Trong chuỗi bài viết về các chế độ ăn kiêng lần này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam (VIAM) muốn cùng các bạn tập trung vào những phương pháp ăn kiêng giúp cho bạn có thể giảm cân thành công và có một lối sống lành mạnh hơn.
Những bạn đọc thường xuyên nghiên cứu về các cách giảm cân ắt hẳn sẽ quen thuộc với phương pháp ăn kiêng Low-carb. Vậy chế độ ăn low-carb có thực sự tạo cho bạn lợi thế trong cuộc chiến giảm cân và giúp cho bạn có một cân nặng mong ước? Dưới đây là những điều bạn nên lưu ý nếu bạn có ý định áp dụng phương pháp ăn kiêng này.
Định nghĩa
Chế độ ăn kiêng ít tinh bột (Low-carb) là một chế độ ăn giới hạn lượng tinh bột mà bạn hấp thụ mỗi ngày và thường được áp dụng như một biện pháp trị liệu cho những người mắc bệnh tiểu đường hay bị béo phì. Tinh bột bị giới hạn ở đây chủ yếu đến từ gạo, ngũ cốc và các loại rau quả nhiều tinh bột như khoai tây, đậu. Người ăn low-carb sẽ chú ý nhiều hơn đến các loại thực phẩm giàu protein và chất béo như thịt, cá, trứng, pho mát, các loại hạt và ít tinh bột như rau salat.
Cơ thể của chúng ta có hai nguồn năng lượng chính, đó là tinh bột và chất béo. Khi thiếu tinh bột, cơ thể sẽ chuyển sang đốt chất béo (từ dự trữ chất béo có sẵn hay từ thức ăn) để lấy nhiên liệu cho các hoạt động của các nội quan và tế bào. Việc này sẽ làm giảm lượng mỡ trong người bạn, giúp cho bạn có một thân hình gọn gàng và săn chắc hơn, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay béo phì.
Ăn kiêng low-carb dành cho ai?
Có rất nhiều cách ăn low-carb khác nhau, mỗi loại đều có những giơi hạn riêng về loại và lượng tinh bột mà bạn được phép hấp thụ. Điều căn bản nhất mà bạn cần nhớ, đó là, càng ít tinh bột thì tác động lên sức khỏe và cân nặng của bạn càng cao. Vậy ai sẽ là người thích hợp cho một chế độ ăn như vậy?
Thông thường, ăn kiêng Low-carb sẽ được áp dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường typ 2, những người mắc bệnh béo phì hay gặp vấn đề về đường huyết. Chế độ ăn này cũng phù hợp cho những người có chỉ số BMI ở mức bình thường nhưng có tỉ lệ mỡ trong cơ thể cao (đặc biệt là khi mỡ tập trung quanh vùng bụng, eo) hay những người muốn giảm cân nhanh và hiệu quả.
Có rất nhiều chia sẻ về việc giảm cân thành công khi áp dụng chế độ ăn low-carb ở trên trang mạng xã hội Facebook hay các trang blog cá nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là low-carb phù hợp với tất cả mọi người do cơ địa của mỗi người là khác nhau. Đặc biệt, với những vận động viên chuyên nghiệp hay những người phải lao động chân tay nhiều, ăn low-carb không những không giúp họ sống khỏe hơn mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và công việc của họ.
Giới hạn tinh bột mỗi ngày
Ăn low-carb không đồng nghĩa với việc bạn từ bỏ hoàn toàn tinh bột. Nếu bạn muốn đạt được hiệu quả tối đa, bạn chỉ nên giới hạn lượng tinh bột mình hấp thụ vào mỗi ngày dưới 20 gram, còn không thì cũng chỉ nên dưới 100 gram.
Tuy nhiên, do chế độ ăn này buộc cơ thể bạn phải đốt một số bó cơ để chuyển thành năng lượng, bạn không nên áp dụng nó trong một thời gian dài để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn thả ga
Bạn nên uống gì?
Có rất nhiều các loại đồ uống ít tinh bột khác nhau cho bạn lựa chọn. Hãy nhớ, sự kiểm soát quan trọng hơn tất cả
Tránh những thực phẩm dưới đây
Một số gợi ý cho bữa sáng
Gợi ý cho bữa trưa và bữa tối low carb
Một số lời khuyên khác
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh