Để khắc phục nên ăn nhiều thịt gia cầm, cá hồi, cá ngừ, trứng, hàu, nghêu, cà chua, củ cải, đậu phộng và các loại đậu như đậu lăng. Để tăng cường khả năng hấp thụ sắt cần bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, bưởi, cà chua, bông cải xanh, ớt chuông đỏ... Ngoài ra, vitamin C còn giúp chống nhiễm trùng, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Rụng tóc. Việc thiếu hụt biotin (B7), còn được gọi là vitamin tóc sẽ gây ra hiện tượng rụng tóc. Trứng rất giàu biotin, nên ăn trứng đã được luộc chín, cá hồi, bơ, nấm, súp lơ, đậu nành, các loại hạt, quả mâm xôi, và chuối.
Đốm đỏ hoặc trắng trên má, cánh tay, đùi và mông. Có thể do thiếu hụt a xít béo thiết yếu và vitamin A, D. Để khắc phục, hạn chế chất béo không lành mạnh, tăng cường tiêu thụ chất béo lành mạnh, bằng cách tập trung vào việc ăn nhiều cá hồi, cá mòi, các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, cây gai dầu và hạt chia.
Trong khi đó, để bổ sung vitamin A nên tăng cường tiêu thụ rau lá xanh và rau có màu sắc như cà rốt, khoai lang và ớt chuông đỏ. Nhóm thực phẩm này cung cấp beta carotene - một tiền chất của vitamin A mà cơ thể sẽ sử dụng để tạo ra vitamin A. Còn để tăng nồng độ vitamin D, thường xuyên hấp thụ ánh nắng mặt trời.
Ngứa ran, tê ở bàn tay, bàn chân, hoặc ở nơi khác. Theo Msn, việc thiếu vitamin B như folate (B9), B6, và B12 chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Để khắc phục, cần tăng cường ăn rau bina, măng tây, củ cải, đậu, trứng, bạch tuộc, sò, nghêu, hàu và thịt gia cầm.
Chuột rút. Thiếu ma giê, can xi và kali thường dẫn đến hiện tượng chuột rút. Trong trường hợp tập thể dục với cường độ mạnh, các khoáng chất có nguy cơ mất nhiều hơn thông qua mồ hôi. Ăn nhiều chuối, quả hạnh nhân, anh đào, táo, bưởi, bông cải xanh, cải thìa, rau lá xanh đậm như cải xoăn, cải bó xôi có thể giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh