✴️ Viêm phế quản cấp tính viêm niêm mạc phế quản

Viêm phế quản cấp tính là bệnh lý thường gặp trong mùa lạnh, do vi khuẩn và virus gây ra

1. Yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản cấp tính

Vi khuẩn và virus là 2 tác nhân chính gây viêm phế quản cấp tính.

Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp như : liên cầu, phế cầu, Heamophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, những vi khuẩn này thường gây bội nhiễm sau nhiễm virus.

Nhóm virus gây bệnh thường gặp bao gồm: Rhino, Echo, Adeno, Myxo, Influenza và Herpes. Đối với trẻ nhỏ thường gặp virus hợp bào hô hấp và virus á cúm.

Ngoài ra, những người đã vừa mắc bệnh sởi, thủy đậu, ho gà, thương hàn, bạch hầu có khả năng bị viêm phế quản cấp cao hơn so với những người bình thường.

Viêm phế quản cấp tính làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh

Các yếu tố hoá, lý tạo nguy cơ viêm phế quản bao gồm: khí độc clo, khói thuốc lá, không khí quá khô hoặc quá ẩm, khí độc amoniac, bụi bẩn, thay đổi thời tiết,

2. Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản cấp tính

Bệnh viêm phế quản cấp tính thường xuất hiện đồng thời cùng lúc hoặc ngay sau khi bị viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng điển hình như: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng.

Diễn tiến của bệnh viêm phế quản cấp trải qua hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu thường kéo dài 3 – 4 ngày, người bệnh có các triệu chứng: sốt 38 – 390C, 400C, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, có thể thấy cảm giác nóng rát sau xương ức, ho khan, ho thành cơn về đêm.

Giai đoạn 2 thời gian thường kéo dài từ  6 – 8 ngày, những triệu chứng có trong  giai đoạn đầu có xu hướng giảm, người bệnh ho khạc đờm nhầy hoặc đờm mủ. Bệnh viêm phế quản cấp tính trong giai đoạn này có thể biểu hiện bằng các thể bệnh: viêm phế quản xuất huyết thường ho ra máu với số lượng ít lẫn đờm; viêm phế quản cấp thể tái diễn; viêm phế quản co thắt hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi.

Bệnh viêm phế quản cấp tính thường diễn biến lành tính. Ở những người khỏe mạnh thường  tự khỏi sau 2 tuần điều trị và không để lại di chứng gì.

Nhưng đối với những người nghiện thuốc lá, hay gặp bội nhiễm và bị ho khạc đờm kéo dài. Bệnh có thể xuất hiện có các biến chứng gây  viêm phổi, phế quản phế viêm thường xảy ra ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng.

3. Điều trị và phòng bệnh viêm phế quản cấp tính

Nguyên tắc trong điều trị viêm phế quản cấp tính là  phải sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc ở những trường hợp có nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, vì viêm phế quản cấp tính có thể biểu hiện thành nhiều thể bệnh khác nhau, nên việc xây định phác đồ điều trị phụ thuộc chủ yếu vào bác sĩ, tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ nặng nhẹ cũng như yếu tố cơ địa của người bệnh, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Để phòng bệnh viêm phế quản cấp tính, cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, tránh để cơ thể hít phải khí bụi, tránh các thức ăn gây độc,…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top