Do vậy, bạn có thể hiểu rằng, “đường” là một khái niệm chung cho rất nhiều thành phần chứa trong bữa ăn hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, không phải loại đường nào cũng tốt cho sức khỏe và điều quan trọng hơn là, vai trò của đường fructose với sức khỏe là gì?
Rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe lại chứa rất nhiều đường fructose, ví dụ như trái cây và một số loại rau: chuối, việt quất, anh đào, kiwi, quýt, xoài, khế, bưởi, dứa, vải, nho, hồng, táo, lê…
Trong tự nhiên, có một số loại đường nhất định có thể gây ra các triệu chứng trong hội chứng ruột kích thích. Đường fructose là một trong số đó. Do vậy, với một số người bị hội chứng ruột kích thích chỉ nên ăn các loại trái cây có chứa đường fructose một cách vừa phải để làm giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích vẫn có thể dung nạp một lượng nhỏ trái cây có chứa đường fructose.
Một số bằng chứng đã chỉ ra rằng, lượng đường dư thừa và fructose có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, cuối cùng có thể dẫn đến hội chứng rò rỉ ruột (Leaky gut syndrome). Việc “rò rỉ” trong ruột có thể làm các chất độc hại có thể thấm vào dòng máu và gây ra các tình trạng bệnh tự miễn. Bởi vậy, nếu bạn đã có sẵn các bệnh tự miễn, bạn chỉ nên ăn đường fructose với lượng vừa phải.
Rất nhiều các chuyên gia y tế đồng ý rằng, nấm candida có thể sẽ phát triển quá mức hoặc tình trạng nhiễm nấm sẽ diễn biến tệ hơn nếu bạn ăn một bữa ăn nhiều đường. Điều không may là nấm candida không thể phân biệt đường fructose với các loại đường khác, do đó sẽ sử dụng tất cả các loại đường như một nguồn thức ăn để giúp chúng tồn tại và nhân lên.
Nếu bạn có các vấn đề mãn tính do nhiễm nấm candida, tốt hơn hết, bạn nên hạn chế lượng đường mà mình ăn vào (bao gồm cả đường fructose), trong khi vẫn tiến hành các biện pháp điều trị toàn diện khác. Chú ý rằng đây chỉ là biện pháp tạm thời và khi tình trạng nhiễm nấm được chữa khỏi, bạn có thể quay trở lại ăn các loại trái cây có chứa đường một cách bình thường (tất nhiên, với mức độ vừa phải).
Sâu răng là một tình trạng vô cùng phổ biến và chế độ ăn được biết đến là một trong số các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng. Các loại thức ăn (chứa nhiều đường fructose) dưới đây có thể sẽ dẫn đến sâu răng:
Nước trái cây: có chứa axit và có thể làm hỏng men răng nếu bạn uống thường xuyên
Hoa quả sấy khô và chuối: dính vào răng sẽ trở thành nguồn thức ăn cho vi khuẩn gây sâu răng
Trái cây đóng hộp dưới dạng siro ngọt: là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh răng miệng tồn tại.
Trái cây tươi là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe răng miệng. Hạn chế uống nước trái cây, trái cây khô, mứt và thạch trái cây.
Nhưng đường fructose không tệ đến vậy! Và bản thân đường fructose có rất nhiều tác dụng có lợi
Cơ thể chúng ta lấy năng lượng từ hai nguồn chính. Thứ nhất, các tế bào sẽ lấy năng lượng từ đường glucose, là loại đường được chuyển hóa từ carbohydrate và protein trong thức ăn. Cơ thể chúng ta cũng có thể lấy năng lượng từ ketone – được sản xuất ra từ chất béo. Trái cây cung cấp năng lượng theo cách đầu tiên và đường sẽ được chuyển hóa để tạo thành năng lượng cho cơ thể.
Trái cây có chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa giúp cơ thể tồn tại. Trái cây cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn là chỉ có đường fructose, những chất dinh dưỡng này bao gồm vitamin, chất khoáng, chất chống oxy hóa và các thành phần có hoạt tính sinh học
Dinh dưỡng thực vật (phytonutrients)
Có thể làm bạn cảm thấy no hơn, trong thời gian lâu hơn
Chất xơ
Pectin
Đường giải phóng chậm
Nước
Folate
Kali
Nếu bạn có sức khỏe tốt và không mắc phải các bệnh đã kể trên đây, bạn hoàn toàn có thể ăn thêm trái cây trong bữa ăn của mình. Trái cây chính là loại “kẹo tự nhiên” rất giàu vitamin và chất khoáng!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh