Thức ăn giàu bơ sữa và calci
Thức ăn chứa nhiều chất béo sẽ khiến việc tiêu hóa diễn ra chậm. Chất béo cũng làm giãn cơ vòng thực quản dưới, là vòng cơ nối giữa dạ dày và thực quản. Bình thường, vòng cơ này giãn ra trong khi nuốt để thức ăn đi qua sau đó nó sẽ xiết lại để ngăn không cho thức ăn quay ngược trở lại, nó còn có tác dụng ngăn sự trào ngược lên của acid.
Mặc dù thực phẩm giàu chất béo không cần phải bị hạn chế với trẻ bị trào ngược acid nhưng các thực phẩm bơ sữa ít chất béo như sữa, sữa chua, phô mai không béo hoặc ít béo có thể giúp tiêu hóa tốt hơn. Đối với giải pháp thay thế bằng thực vật như hạnh nhân giàu calci, sữa đậu hoặc sữa gạo, sữa chua đậu nành và sữa chua phô mai cũng là lựa chọn thích hợp cho trẻ.
Protein
Một vài thực phẩm giàu protein có chứa nhiều chất béo và có thể làm tình trạng trào ngược acid trở nên tồi tệ hơn cho trẻ. Các nguồn thực phẩm giàu protein ít béo có thể được thay thế như các loại đậu, cá, thịt gà (không da), thịt lợn, bò nạc, trứng, hạt quinoa, đậu phụ,… Quả hạch, bơ đậu phộng cũng có thể là lựa chọn tốt nhưng không nên ăn quá nhiều vì điều đó cũng làm gia tăng lượng chất béo. Tuy nhiên, quan trọng là chú ý tránh các thực phẩm giàu chất béo.
Rau củ quả
Một số loại rau củ quả có tính chất acid như cam quýt, hoặc đồ ăn nhiều gia vị như sốt cà chua có thể khiến các triệu chứng nặng thêm. Với trẻ bị trào ngược acid nặng, nên lựa chọn các thực phẩm có tính acid thấp như dưa chuột, súp lơ, bí xanh, rau diếp, rau bina, cải xanh, cần tây, khoai tây, cà rốt, bơ, dưa hấu, chuối và lê. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung vào các thực phẩm có tính acid thấp, trẻ cần được khuyến khích ăn nhiều loại trái cây mà chúng ưa thích hàng ngày và chỉ tránh khi các thực phẩm có tính acid cao khi triệu chứng trở nên trầm trọng hơn mà thôi.
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc hoặc bánh như gạo, mì pasta, bánh quy, bánh ngô, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng và bột kiều mạch thường là khẩu phần ăn chính của trẻ. Nhìn chung, các thực phẩm này là dễ hấp thụ và không có xu hướng làm nặng thêm sự trào ngược acid trừ khi chúng được ăn quá nhiều. Các loại ngũ cốc như bánh mì, gạo nâu, bột yến mạch, bắp rang là nguồn chất xơ và ăn nhiều chất xơ không chỉ thúc đẩy nhu động ruột hoạt động bình thường mà còn gây một cảm giác no, khiến trẻ không ăn quá nhiều. Thêm vào đó, việc chia nhỏ các bữa ăn với ngũ cốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh