✴️ Chỉ số đường huyết của thực phẩm

Chỉ số đường huyết (GI) là một chỉ số đánh giá khả năng hấp thu nhanh/chậm và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của thức ăn có chất bột đường so với glucose. Chỉ số GI được chia thành 100 mốc và chỉ số này càng cao thì càng không có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã phân thức ăn thành ba nhóm theo chỉ số đường huyết và thông thường hay “tô màu” xanh, vàng, đỏ để người dùng dễ nhận biết, sử dụng.

Chỉ số đường huyết thấp < 55: đường huyết tăng lên từ từ, đều đặn và giảm xuống chậm rãi sẽ giữ nguồn năng lượng ổn định, bao gồm các loại rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… Thực phẩm trong nhóm này là những thực phẩm người tiểu đường nên tăng cường sử dụng trong các bữa ăn, để tránh tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn đồng thời kiểm soát ổn định đường huyết.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp được khuyến cáo sử dụng

Chỉ số đường huyết trung bình từ 56 – 69: tiêu hóa, hấp thu và làm tăng đường máu ở mức trung bình. Một số thực phẩm thuộc nhóm này như bột mì, các loại bột yến mạch, gạo lứt,…

 

Các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình nên sử dụng vừa phải

Chỉ số đường huyết cao > 70: thức ăn tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa nhanh làm tăng đường máu rất nhanh. Đây là nhóm thực phẩm người tiểu đường nên tránh, bao gồm: bánh mì trắng, khoai tây, bí đỏ, bánh quy,… 

 

Ngoài ra có thể tham khảo chỉ số tải đường huyết (glycemic load – GL) để lựa chọn thực phẩm

Chỉ số đường huyết thực phẩm là thước đo đánh giá thực phẩm đó làm tăng đường huyết sau ăn nhanh hay chậm với đường glucose. Và lấy giá trị đường glucose làm chuẩn là 100. Tải lượng đường huyết thực phẩm lại là một cách đánh giá mới hơn, thể hiện lượng đường bột có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó. Đơn giản hơn, GI chính là thước đo chất lượng của carbonhydrat, còn GL chính là thang đo số lượng carbonhydrat có mặt trong loại thực phẩm đó.

 

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) nói rằng tổng lượng carbohydrate trong thực phẩm, chứ không phải chỉ số đường huyết hoặc chỉ số tải đường huyết của nó, là một yếu tố dự báo mạnh hơn về những gì sẽ xảy ra với lượng đường trong máu. Và một số chuyên gia dinh dưỡng cũng cảm thấy rằng việc chỉ tập trung vào chỉ số đường huyết và chỉ số tải đường huyết làm thêm một lớp phức tạp không cần thiết cho việc lựa chọn ăn gì.

Tuân theo các nguyên tắc ăn uống có chỉ số đường huyết thấp có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đạt được và duy trì cân nặng hợp lý, giữ lượng đường trong máu ở ngưỡng an toàn cũng là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn.

 

Xem thêm: Thể thao phù hợp cho người bệnh tiểu đường

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top