Vitamin C có trong chanh giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch và lão hóa, hỗ trợ giảm cân bằng cách đốt cháy nhiều chất béo. Ngoài ra, chanh còn chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác như folate, kali...
Lợi ích uống nước chanh tươi vào buổi sáng:
Trong nước chanh có chứa nhiều vitamin C, đây là loại chất giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh khi thời tiết lạnh. Vitamin C có trong chanh giúp chống viêm được sử dụng trong việc điều trị hen suyễn và các bệnh về hô hấp khác.
Chanh có rất nhiều kali, chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tim giúp kiểm soát huyết áp giảm nguy cơ biến chứng do tăng huyết áp như đau tim hay đột quỵ.
Trong chanh chứa acid citric giúp cải thiện sự hấp thụ nhôm hydroxit – thành phần hoạt tính giúp làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, từ đó thúc đẩy cải thiện hệ tiêu hóa làm giảm triệu chứng khó tiêu, ợ chua, đầy hơi hay táo bón.
Trong chanh có chức chất oxy hóa D-limonene, một chất có tác dụng kích hoạt các enzyme trong gan, giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của gan từ đó giúp gan đào thải chất độc hại trong cơ thể.
Hơn nữa, chanh rất lợi tiểu. Uống nước chanh khiến bạn đi tiểu nhiều hơn nhờ thế các chất cặn bã tồn trong cơ thể được thải ra ngoài.
Vitamin C trong chanh có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong miệng và giúp giữ cho miệng sạch sẽ. Nó cũng sẽ kích thích nước bọt của bạn và giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của khô miệng có thể dẫn đến hôi miệng.
Trong chanh chứa chất flavonoid, chất có khả năng chống oxy hóa cao giảm sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, đốm đen…
Chanh rất giàu vitamin C, giúp tăng cường tốc độ đốt cháy chất béo và calo thừa trong cơ thể, cả hai yếu tố mang lại hiệu quả giảm cân. Ngoài ra chanh chứa acid citric, giúp kiểm soát sự dao động của đường trong máu, làm giảm cảm giác thèm ăn.
Uống nước chanh có thể làm sạch miệng và cổ họng vì thế hạn chế các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt, nước chanh rất có lợi cho những người bị ho khan, ho gió, người bệnh hen suyễn và dị ứng.
- Do chanh có hàm lượng acid cao nên khi uống nên pha nước cốt và nước. Không nên uống trực tiếp, uống cốt chanh có thể hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Uống nhiều nước chanh có thể làm mòn men răng, điều này khiến răng dễ bị sâu hơn vì chanh có chứa axit citric. Để hạn chế rủi ro, hãy uống nó bằng ống hút hoặc súc miệng ngay sau đó.
- Những người có hàm lượng sắt trong máu cao nên hạn chế uống nước chanh vì chanh có thể làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
- Mỗi ngày chỉ nên uống 1 -2 quả chanh.
Thành phần chính: 1 quả chanh, 300ml nước ấm
Cách làm: Vắt nước cốt chanh vào ly nước, thêm các thành phần khác như bạc hà, mật ong để tăng hương vị. Khuấy đều và uống.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh