Cơm trắng là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Nội dung

Theo một nghiên cứu của ĐH Y tế công cộng Harvard, ăn cơm trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhất là người châu Á.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi cơm trắng là thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột tương và chỉ số đường huyết cao (GI=83).

 

Cách ăn cơm trắng mà vẫn duy trì đường huyết ổn định

Bệnh nhân tiểu đường được khuyên hạn chế ăn cơm trắng. Tuy nhiên, nếu biết cách ăn hợp lý, bạn vẫn có thể ăn cơm trắng đồng thời giữ đường huyết ở mức ổn định.

Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn vừa có thể ăn cơm trắng bình thường, vừa không ảnh hưởng nồng độ đường trong máu:

  • Bổ sung cơm theo nhu cầu: Thông thường, bạn nên ăn ít cơm trắng hơn bình thường nếu bị tiểu đường. Thêm vào đó, sau mỗi bữa cơm 2 tiếng, bạn cần tự kiểm tra đường huyết của bản thân. Nếu nồng độ đường máu vượt quá 10mmol/l thì cần giảm cơm trắng ở những bữa sau.
  • Kiểm soát lượng cơm nạp vào dựa vào vóc dáng: Với nam giới, nếu bạn hoạt động thể thao thường xuyên, thể trạng bình thường, có thể ăn 1,5 chén cơm mỗi bữa chính. Với nữ giới thể trạng bình thường, làm việc nhẹ nhàng, bạn chỉ nên ăn 1 chén cơm vào mỗi bữa chính.
  • Ăn các nhóm thực phẩm theo đúng thứ tự: Người tiểu đường nên ăn rau củ, hoa quả trước khi ăn cơm và các thức ăn khác. Việc này giúp giảm cảm giác thèm ăn, bạn sẽ nhanh no, no lâu và ăn ít cơm hơn bình thường.

 

Tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Để chọn được thực phẩm thay cơm cho người tiểu đường cần đảm bảo 2 nguyên tắc.

  • Thực phẩm phải vừa đảm bảo không gây tăng đường huyết.
  • Cung cấp đầy đủ năng lượng tương tự cơm trắng ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp duy trì lối sống lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giờ, tinh thần thoải mái, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Đây là phương pháp hiệu quả giúp ổn định đường huyết ở người tiểu đường, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

return to top