Cơ thể sử dụng sắt để tạo máu (Hemoglobin) cho cả bạn và thai nhi. Sắt cũng giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể của bạn và đứa trẻ.
Cung cấp đủ sắt có thể phòng ngừa tình trạng thiếu hồng cầu khiến bạn mệt mỏi, còn gọi là thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu có thể gây ra đẻ non hoặc em bé có trọng lượng thấp khi sinh.
Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, bạn nên bắt đầu uống sắt liều thấp (30mg/ ngày) từ khi bạn từ khi bạn đi khám trước sinh lần đầu tiên. Ở hầu hết các trường hợp, lượng sắt được bổ sung là nhờ uống vitamin trước khi sinh.
Bạn cần tối thiếu 27mg sắt/ ngày khi mang thai. Khi bạn cho con bú, cần tối thiểu 9mg sắt/ ngày nếu bạn trên 19 tuổi. Những bà mẹ trẻ hơn (18 tuổi trở xuống) cần 10mg sắt/ ngày.
Bạn có thể tìm thấy sắt trong thịt, gia cầm và thức ăn có nguồn gốc thực vật. Có hai loại sắt trong thực phẩm:
Sắt Heme là loại mà cơ thể của bạn hấp thu tốt nhất. Sắt heme có nhiều trong thịt bò, thịt gà, gà tây và thịt lợn.
Sắt Nonheme là loại khác mà bạn có thể tìm thấy trong các loại đậu, rau bina, đậu phụ, và các loại ngũ cốc đã bổ sung sắt.
Một số thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:
Gan bò (85g) - 5,2 mg
Gan gà (85g) - 11 mg
Bột yến mạch có bổ sung sắt - 11 mg
Ngũ cốc ăn liền có bổ sung sắt - 18 mg
Nho khô (nửa chén) - 1,6 mg
Đậu (1 chén) - 5,2 mg
Đậu lăng (1 chén) - 6,6 mg
Đậu Lima (1 chén) - 4,5 mg
Hàu (85g, đóng hộp) - 5,7 mg
Đậu nành (1 chén) - 8,8 mg
Cung cấp đủ sắt từ thực phẩm khi bạn mang thai có thể gặp khó khăn, mặc dù bạn đã cố gắng bổ sung các thức ăn có nhiều sắt trong chế độ ăn của mình. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn là một người ăn chay hoặc ăn chay bởi vì bạn không ăn các loại thịt giàu chất sắt, gia cầm. Hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn là một người ăn chay như vậy bác sỹ có thể xem xét về mức độ bổ sắt và hemoglobin cho bạn phù hợp hơn.
Cùng với các thức ăn có nhiều sắt, bạn có thể ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin C như cà chua và cam. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt nonheme tốt hơn khi bạn ăn chúng ở cùng một bữa ăn.
Tuy nhiên, một số đồ uống và thức ăn khác có thể hạn chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể như cà phê, trà, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa. Không nên ăn những thức ăn này cùng với các thực phẩm giàu sắt. Thay vì uống một cốc cà phê hay trà vào bữa sáng, hãy uống một ly nước cam.
Uống các sản phẩm bổ sung sắt có thể giúp bạn chắc chắn cung cấp đủ lượng sắt hàng ngày. Ở hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cung cấp đủ sắt từ việc uống vitamin bổ sung trước sinh bởi vì nhiều loại có chứa đủ lượng sắt được khuyến cáo. Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ ion sắt trong máu định kì tùy thuộc vào kết quả của bạn hoặc nếu bạn là người ăn chay. Nếu lượng sắt của bạn ở mức thấp, có thể bạn cần uống các sản phẩm bổ sung sắt.
Bạn cần tối thiểu 27mg sắt mỗi ngày, nhưng không nên dùng quá 45 mg/ ngày khi mang thai hoặc thời kì cho con bú. Hãy chắc chắn rằng mình sử dụng các sản phẩm bổ sung theo khuyến cáo của bác sĩ.
Các sản phẩm bổ sung sắt có thể gây nôn, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Đôi khi cơ thể của bạn có thể tự điều chỉnh trong vòng một vài ngày. Uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón. Nhưng nếu bạn vẫn còn có tác dụng phụ, hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu cần sử dụng chất làm mềm phân.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh