Ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến tăng cân
Ăn quá nhiều muối đã được biết là làm tăng huyết áp, và làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Úc đã xác định được một lý do khác để tránh ăn nhiều muối. Nghiên cứu của họ đã cho thấy chế độ ăn uống chứa quá nhiều muối có thể dẫn đến việc ăn quá mức các loại thực phẩm chứa chất béo, làm tăng nguy cơ tăng cân và béo phì.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành hai nghiên cứu để kiểm tra xem lượng muối hiện có trong thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sở thích lựa chọn thực phẩm và số lượng thực phẩm như thế nào. Các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Giác quan Hóa học (Nutrition and Chemical Senses).
Các nhà nghiên cứu tuyển chọn 49 người khỏe mạnh tuổi từ 18-54 tuổi cho nghiên cứu đầu tiên. Những người tham gia được cho ăn súp cà chua có nồng độ chất béo (0%, 5%, 10%, và 20%) và muối khác nhau (0,04% - không thêm muối - 0,25%, 0,5%, 1% và 2%).
Họ được yêu cầu nếm các món súp và cho điểm về vị béo và vị mặn mà họ cảm nhận được của mỗi loại súp, cũng như sự thú vị và cảm giác muốn ăn mỗi món súp. Độ nhạy với vị béo trong số những người tham gia đã được xác định bằng khả năng nếm axit oleic (một acid béo) của họ ở các nồng độ khác nhau trong sữa tách kem dài hạn.
Nghiên cứu cho thấy nồng độ muối 0,25%-5% được những người tham gia ưa thích hơn. Tuy nhiên, đối với hàm lượng chất béo thì không như vậy; không có sự khác biệt trong sự thích thú giữa nồng độ chất béo 5%, 10% hoặc 15%. Điều thú vị là, khi món súp mà không có muối được phục vụ thì những người tham gia mà nhạy cảm với vị béo lại thích nồng độ chất béo thấp hơn so với những người ít nhạy cảm với vị béo. Những phát hiện này cho thấy rằng muối có thể có một "hiệu ứng mặt nạ" đối với sở thích chất béo.
Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà nghiên cứu tuyển chọn 48 người trưởng thành khỏe mạnh tuổi từ 18 đến 54. Những người tham gia mà nhạy với vị béo chắc chắn về khả năng nếm axit oleic của họ.
Những người tham gia được yêu cầu tham dự bốn buổi trưa trong khoảng thời gian 6 ngày, trong thời gian đó họ được cho ăn mì ống với nước sốt mà có lượng muối và chất béo khác nhau. Khẩu phần ăn của những người tham gia được đo lường trong suốt giai đoạn nghiên cứu.
Nghiên cứu cho thấy rằng khi bữa ăn trưa chứa ít muối và chứa lượng chất béo cao thì những người tham gia ăn ít hơn khoảng 11% thực phẩm. Ngược lại, khi bữa ăn trưa chứa lượng muối cao và lượng chất béo cao được phục vụ thì các đối tượng trên ăn lượng thức ăn nhiều hơn đáng kể. Những người tham gia mà ít nhạy cảm với chất béo thì ăn cùng một lượng thực phẩm, bất kể hàm lượng muối.
Giải thích về những phát hiện này, tác giả nghiên cứu, Giáo sư Russell Keast của Đại học Deakin, Australia, cho biết, "Cơ thể chúng ta có cơ chế sinh học để cho chúng ta biết khi nào phải ngừng ăn và chất béo kích hoạt những cơ chế trên ở những người nhạy cảm với vị béo.
Tuy nhiên khi muối được thêm vào thực phẩm, các cơ chế trên bị mất tác dụng và người ta sẽ ăn nhiều thức ăn hơn. Điều này có thể làm cho bạn ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo hơn và theo thời gian, cơ thể của bạn thích nghi hoặc trở nên ít nhạy cảm với chất béo, dẫn đến bạn ăn nhiều hơn để có được cùng cảm giác no.
Thêm muối vào thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao có thể đẩy nhanh quá trình này. Thực phẩm giàu chất béo và muối che giấu khả năng nhận biết của cơ thể khi chúng ta no và khiến chúng ta ăn nhiều năng lượng hơn. Nếu chúng ta ăn quá nhiều năng lượng, chúng ta trở nên béo. Sự kết hợp giữa lượng chất béo và lượng muối cao là một hỗn hợp độc hại cho sức khỏe của chúng ta. "
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh