Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì?

Nội dung

Một chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân hội chứng thận hư bao gồm ít muối, ít chất béo và ít cholesterol, chế độ ăn tập trung vào các loại trái cây và rau quả.

Lượng protein và chất lỏng cho một bệnh nhân bị hội chứng thận hư nên phụ thuộc vào tình trạng hiện tại, độ tuổi và cân nặng của bệnh nhân. Để tìm ra chế độ ăn phù hợp cho bản thân bạn cần tới một bác sỹ chuyên khoa tiết niệu hoặc một chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về một chế độ ăn phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý cơ bản để bạn có thể tham khảo trong quá trình xây dựng một chế độ ăn, những điều này không được áp dụng cho những bệnh nhân phải lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận.

 

Chế độ ăn lành mạnh

  • Giảm natri (ít muối) có thể giảm phù ở chân và tay

  • Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả giàu chất xơ có thể giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL - cholesterol xấu.

  • Các sản phẩm từ sữa có nồng độ chất béo thấp (1% hoặc sữa gầy)

  • Ăn các protein nạc: giảm thịt đỏ, tăng cường thịt gà và cá

  • Đôi khi bạn cần phải hạn chế lượng nước uống vào theo khuyến cáo của bác sỹ

  • Lượng protein ăn vào có thể cần tăng hoặc giảm theo chỉ định của bác sĩ

  • Rất ít trường hợp cần hạn chế kali, phospho ngoại trừ những bệnh nhân thận bị mất chức năng đã được xác nhận bởi bác sỹ chuyên khoa.

 

Natri

  • Quá nhiều natri có thể gây tăng huyết áp và phù

  • Hầu hết lượng natri trong chế độ ăn của bạn được cung cấp từ muối và thức ăn

  • Phần lớn mọi người đều tiêu thụ quá nhiều natri trong chế độ ăn hàng ngày

 

Protein

  • Protein cần thiết phát triển cơ bắp và chống nhiễm trùng cũng như duy trì sức khỏe tổng thể

  • Nghiên cứu không chứng minh được lợi ích tuyệt đối của một chế độ ăn ít protein trong việc bảo tồn chức năng thận

  • Để biết được lượng protein phù hợp trong khẩu phần, bạn nên thảo luận với bác sỹ điều trị

  • Một số nguồn thực phẩm chứa các protein nạc bao gồm thịt gia cầm, trứng (cân nhắc sử dụng vì hàm lượng cholesterol có trong trứng), cá, tôm, cua, các loại đậu...

 

Hạn chế chất béo và cholesterol như thế nào?

  • Hạn chế ở mức 2 quả trứng mỗi ngày, chỉ ăn lòng trắng hoặc sử dụng các thực phẩm thay thế trứng

  • Ăn các loại thịt nạc

  • Sử dụng các loại dầu ăn lành mạnh như ô liu, dầu canola, dầu dừa, hoặc hướng dương

  • Hạn chế chất béo bão hòa (sữa, mỡ động vật) và chất béo trans (các loại dầu hydro hóa một phần trong thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn).

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top