Một số thức ăn có thể làm kịch phát cơn hen suyễn đã có sẵn. Tránh một số thức ăn sau có thể hạn chế bộc phát các đợt cấp của bệnh hen suyễn.
Tôm đông lạnh hoặc chế biến sẵn có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn. Tôm đông lạnh và hải sản đông lạnh khác thường chứa sulfite không có lợi cho bệnh hen suyễn.
Nhiều loại rượu vang và bia cũng chứa chất sulfite, không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng histamine trong rượu vang có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.
Nhiều loại trái cây sấy khô có sulfite, đó là chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm và là một trong các chất phụ gia trong thực phẩm không có lợi cho nhiều người bị bệnh hen suyễn.
Dưa chuột muối thường chứa chất bảo quản sulfite. Sulfite cũng thường có mặt trong các loại thực phẩm lên men khác như dưa bắp cải chẳng hạn. Thay vì ăn thực phẩm muối chua, bạn có thể thay thế bằng salad.
Loại thực phẩm đóng gói này có thể chứa chất chất bảo quản như natri bisulfit không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn.
Loại thực phẩm này trông rất đẹp mắt, giống như đồ trang sức sáng màu trong một lọ thủy tinh, nhưng bất cứ ai bị hen suyễn dễ nhạy cảm với sulfite thì không nên ăn. Trái cây đóng hộp và các loại nước ép trái cây đóng chai, chẳng hạn như chanh ép, có thể cũng chứa chất bảo quản làm kích hoạt cơn co thắt phế quản hoặc các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn.
Bạn nên cảnh giác cao đối với các loại thực phẩm mà bạn biết đang bị dị ứng và không nên dùng thử. Hiệp hội Bệnh dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ (American Academy of Allergy, Asthma & Immunology) đã công bố các loại thực phẩm gây ra hầu hết các phản ứng dị ứng bao gồm các loại hạt, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, trứng, cá, động vật có vỏ và sữa bò.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh