Tiêu chảy là tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng liệu pháp kháng sinh. Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh (Antibiotic-associated diarrhea – AAD) xảy ra trên 5% – 39% bệnh nhân và có thể xảy ra từ khi khởi đầu điều trị đến 2 tháng sau khi kết thúc đợt điều trị với kháng sinh. [1] Mức độ tiêu chảy có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trong đó, tiêu chảy nghiêm trọng thường gây ra bởi vi khuẩn Clostridium difficile. Bất kì kháng sinh nào cũng có thể gây AAD. Trong đó, aminopenicillin, cephalosporin, và clindamycin là các nhóm kháng sinh/kháng sinh có nguy cơ cao nhất gây AAD. [2]
Men vi sinh (probiotic) được định nghĩa là các vi sinh vật sống, men vi sinh khi được sử dụng với một lượng cần thiết có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của con người. [3] Ở các bệnh nhân gặp rối loạn tiêu hóa, men vi sinh được cho là có khả năng hỗ trợ và làm cân bằng lại hệ vi sinh đường tiêu hóa. Một số cơ chế được đưa ra để giải thích cho lợi ích của men vi sinh trên hệ tiêu hóa như: kích thích hệ miễn dịch, ức chế sự bám dính và xâm nhập của mầm bệnh vào biểu mô niêm mạc ruột và sản xuất các chất kháng khuẩn. [4]
Đã có nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng và phân tích tổng hợp được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả dự phòng tiêu chảy do kháng sinh của men vi sinh. Gần đây nhất là phân tích tổng hợp gồm 23 cuộc thử nghiệm lâm sàng với tổng số 3938 bệnh nhân là trẻ em từ 0 – 18 tuổi. [5] Một phân tích tổng hợp khác trên 17 cuộc thử nghiệm lâm sàng với 3631 bệnh nhân ngoại trú gồm tất cả các lứa tuổi. [6] Sau đây là tóm tắt kết quả thu được từ hai phân tích trên.
Hiệu quả:
Độ an toàn:
Như vậy, kết quả từ hai phân tích tổng hợp đều cho thấy sử dụng men vi sinh cùng với liệu pháp kháng sinh mang lại lợi ích trong dự phòng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Đồng thời, men vi sinh là an toàn khi sử dụng. Men vi sinh nên được sử dụng cho các đối tượng có nguy cơ gặp AAD cao như: trẻ em (< 6 tuổi), người cao tuổi (> 65 tuổi), tình trạng bệnh nặng, các bệnh đường ruột mạn tính, người suy giảm miễn dịch, tiền sử AAD hoặc phơi nhiễm với AAD trong quá trình nằm viện gần đây (phẫu thuật, sử dụng ống thông dạ dày). [8] Đồng thời, việc sử dụng kháng sinh phổ rộng, phối hợp 2 hoặc nhiều kháng sinh, thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài và thời gian nằm viện kéo dài là các yếu tố nguy cơ gây AAD. [9] Bởi vì kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của men vi sinh, do vậy men vi sinh nên được uống cách xa kháng sinh ít nhất 2 giờ.
Tài liệu tham khảo
* Phân biệt men tiêu hóa và men vi sinh
Men tiêu hóa còn gọi là enzyme do cơ thể tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Nhờ có men tiêu hóa, thức ăn được cắt nhỏ, chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thu, thấm qua thành ruột, vào máu đi nuôi cơ thể. Nhưng nếu vì lý do gì đó cơ thể không tiết hoặc tiết ít men tiêu hóa nên dẫn đến cơ thể ốm yếu, nhất là trẻ em. Vì vậy mới phải bổ sung men tiêu hóa.
Men vi sinh còn gọi là probiotic hay vi khuẩn thân thiện là các chế phẩm chứa các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Những chế phẩm có probiotic được gọi là men vi sinh. Có hơn 400 loài vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại sống trong ống tiêu hóa. Chúng sống cân bằng và có vai trò như hàng rào bảo vệ, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh đường ruột và duy trì một số hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Khi sự cân bằng của hệ vi khuẩn bị phá vỡ sẽ gây tiêu chảy. Đây là lúc cơ thể cần bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn của đường ruột.
Ngoài tác dụng phòng ngừa và điều trị tiêu chảy, men vi sinh còn có một số lợi ích cho sức khỏe như: tăng cường sức đề kháng, bảo vệ dạ dày do ức chế vi khuẩn Helicobacterpylori, giảm cholesterol, phòng ngừa táo bón…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh