✴️ Thời gian dùng thuốc chuẩn hóa

Thời gian dùng thuốc chuẩn đã tồn tại qua rất nhiều năm. Thời gian này được thực hiên để cải thiên hiệu quả và giao tiếp. Thời gian dùng thuốc đã được thay đổi gần đây dựa trên phản hồi nhận được từ các phòng điều dưỡng và các khoa dược. Khi thời gian dùng thuốc không được chỉ dẫn chính xác bởi người kê toa thì thời gian mặc định trong bảng (xem bên dưới) coi như là đã được sử dụng.

 

Thời gian dùng thuốc chuẩn hóa
Khoảng cách liều Thời gian chuẩn hóa
Hằng ngày 9h00
Hai lần mỗi ngày (BID) 9h00, 21h00
Ba lần mỗi ngày (TID) 9h00, 14h00, 21h00

 

8h00, 12h00, 17h00

Bốn lần mỗi ngày (QID) 9h00, 13h00, 17h00, 21h00
Năm lần mỗi ngày 5h00, 9h00, 13h00, 17h00, 21h00
Mỗi 3 giờ 0h00, 3h00, 6h00, 9h00, 12h00, 15h00, 18h00, 21h00
Mỗi 4 giờ 1h00, 5h00, 9h00, 13h00, 17h00, 21h00
Mỗi 6 giờ 6h00, 12h00, 18h00, 24h00
Mỗi 8 giờ 8h00, 16h00, 24h00
Mỗi 12 giờ 9h00, 21h00
Mỗi 24 giờ Thời gian sẽ được mặc định theo giờ được mô tả (có nghĩa là sau liều đầu tiên được thực hiện)
Giờ ngủ 21h00
Với bữa ăn 8h00, 12h00, 17h00
Với bữa ăn và vào giờ đi ngủ 8h00, 12h00, 17h00, 21h00
Kháng sinh tiêm Thời gian được xác định bởi thời điểm liều đầu tiên được thực hiện

Có một số loại thuốc mà thời gian dùng thuốc duy nhất được chỉ định: để cho phép các giá trị xét nghiệm được đánh giá trước khi liều dùng được cho (như warfarin, epoetin, darbepoetin, andfilgrastim và lúc 18h00); để tránh cùng bữa ăn (như kháng sinh đường uống nhóm fluoroquinolone lúc 6h00 và 16h00 [bữa ăn thông thường được cho vào lúc 8h00 và 18h00]; và, để cải thiên hiệu quả (như thuốc nhóm Statin uống trước ngủ).

Bởi vì các kháng sinh tiêm nên được bắt đầu sớm nhất khi có thể và khoảng thời gian kéo dài có thể ảnh hưởng đến hiệu quả, thời gian dùng thuốc kháng sinh tiêm sẽ được xác định bởi thời điểm của liều đầu tiên. Ví dụ, y lệnh kháng sinh tiêm 2 lần mỗi ngày nhận được lúc 14h. Liều đầu tiên sẽ được lên lịch lúc 15h00. Liều tiếp theo sẽ được thực hiện lúc 3h00 và 15h00.

Tùy theo tính chất, thành phần của thuốc, mục đích điều trị bệnh mà mỗi loại thuốc sẽ có thời điểm uống thuốc khác nhau:

Các loại thuốc nên uống sau khi đã ăn no:

  • Các loại thuốc chống viêm không steroid có chất kích ứng mạnh dễ gây viêm, kích ứng đường tiêu hóa như kháng sinh doxycyclin, quinine.

Các thuốc uống cùng bữa ăn hoặc uống trước khi ăn từ 5-10 phút hoặc sau ngay sau bữa ăn:

  • Thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như vitamin;
  • Thuốc kháng sinh kháng nấm griseofulvin, nhờ chất béo của thức ăn giúp thuốc hấp thu tốt hơn;
  • Thuốc trợ tiêu hóa giúp bổ sung enzyme tiêu hóa pancreatin (Festal, Neopeptine...);
  • Thuốc kháng histamin H1, levodopa, diazepam... đây là những loại thuốc khi uống hấp thu quá nhanh dễ gây ra tác dụng phụ do nồng độ trong máu cao đột ngột.

Các loại thuốc uống cách xa bữa ăn (1 giờ trước khi ăn hoặc uống sau bữa ăn 1-2 giờ):

  • Thuốc bị giảm hấp thụ bởi thức ăn, các dạng bao tan trong ruột như aspirin pH8,...
  • Các loại thuốc yếu trong môi trường axit dạ dày như ampicillin, erythromycin...
  • Thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày để điều trị chữa loét dạ dày như sucralfat

Thuốc uống vào buổi sáng: Thuốc lợi tiểu hoặc kích thích thần kinh trung ương...

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top