✴️ Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản

Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản gồm những gì?

Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản theo y học hiện đại bao gồm các loại dược phẩm đặc trị như:

+ Metoclopramid: Làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, tăng khoảng trống dạ dày. Từ đó làm giảm trào ngược dạ dày – thực quản.

+ Domperidon: Có tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản, từ đó làm vơi dạ dày dẫn đến làm giảm hiện tượng trào ngược.

+ Sulpirid: có tác dụng làm gia tăng trương lực đoạn dưới cơ vòng thực quản, giúp giữ cho thức ăn không trào ngược lên thực quản. Thuốc cũng có tác dụng vào hệ thần kinh trung ương như các loại thuốc ngủ.

+ Metopimazin: Thuốc có tác dụng làm thay đổi vận động ống tiêu hoá nhưng không làm tăng sự vơi dạ dày. Vì vậy, thuốc không cản trở sự hấp thu cao của các loại thuốc phối hợp.

+ Ngoài ra, có thể dùng một số thuốc khác như alizaprid, anzemet, zelmac trong một số trường hợp đặc biệt.

Có nhiều nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản.

Có nhiều nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản.

 

Các nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản

– Nhóm thuốc trung hòa axit. Các loại thuốc có tác dụng trung hòa axit có thể nhanh chóng làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực qu .

– Nhóm thuốc làm giảm tiết axit dạ dày. Được gọi là thuốc kháng H2, các loại thuốc này cần được dùng trước khi ăn để ngăn ngừa các triệu chứng của trào ngược axit. Hoặc có thể dùng thuốc sau khi ăn để điều trị chứng ợ nóng. Đặc biệt, các thuốc nhóm này sẽ tác động lên bệnh trào ngược của bạn lâu dài hơn các thuốc trung hòa axit.

 

Người bệnh cần làm gì khi gặp triệu chứng trào ngược?

Khi mới nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, mọi người cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Cần tuân thủ nghiêm túc các chỉ định điều trị và đơn thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản của bác sĩ. Như vậy mới mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Người bệnh có thể thực hiện nhiều việc để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Những việc này hướng đến loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm: áp lực tinh thần kéo dài, viêm loét dạ dày, bộ máy tiêu hóa kém. Do đó, người bệnh cần:
– Giảm căng thẳng, áp lực tinh thần.
– Điều trị dứt điểm các viêm loét, tổn thương trong dạ dày.
– Bảo vệ, củng cố hệ thống tiêu hóa bằng chế độ ăn uống tích cực, phù hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top