Chẩn đoán giai đoạn bệnh
Đánh giá giai đoạn theo hệ thống TNM của AJCC năm 2017.
T: khối u
Tx: không đánh giá được u nguyên phát.
T0: không có dấu hiệu u nguyên phát.
Tis: ung thư biểu mô nội ống tại chỗ (DCIS), bệnh Paget của núm vú.
T1: đường kính lớn nhất của u ≤ 2 cm.
T1mi: đường kính lớn nhất của khối u ≤ 1mm.
T1a: 1mm < đường kính lớn nhất của khối u ≤ 5mm.
T1b: 5mm < đường kính lớn nhất của khối u ≤ 10mm.
T1c: 10mm < đường kính lớn nhất của khối u ≤ 20mm.
T2: 2cm < đường kính u ≤ 5 cm. T3: đường kính u > 5 cm.
T4: u với mọi kích thước nhưng xâm lấn trực tiếp tới thành ngực hoặc da (thành ngực bao gồm xương sườn, cơ gian sườn, cơ răng trước, không tính cơ ngực lớn). T4a: u xâm lấn tới thành ngực.
T4b: phù da cam, loét da vú, hoặc có nhiều u nhỏ vệ tinh ở vú cùng bên.
T4c: bao gồm cả T4a và Tab.
T4d: ung thư vú dạng viêm.
N: Hạch vùng
Nx: hạch vùng không xác định được.
N0: không có di căn tới hạch vùng được xác định hoặc chỉ xác định được lượng rất ít (lượng có tế bào ác tính rất nhỏ ≤ 0,2mm).
N1: vi di căn vào hạch (< 2mm) hoặc di căn 1-3 hạch nách và/hoặc lâm sàng chưa có di căn hạch vú trong kèm theo có di căn hạch cửa.
pN1mi: vi di căn (khoảng 200 tế bào, 0,2mm < vi di căn < 2mm).
pN1a: di căn 1-3 hạch nách, có ít nhất 1 hạch > 2mm.
pN1b: di căn gác là hạch vú trong cùng bên.
pN1c: gồm cả pN1a và pN1b.
N2: di căn 4-9 hạch nách cùng bên hoặc di căn hạch vú trong cùng bên trên chẩn đoán hình ảnh mà không có di căn hạch nách. pN2a: di căn 4-9 hạch nách (có ít nhất 1 hạch ≥ 2mm).
pN2b: trên lâm sàng phát hiện di căn hạch vú trong mà có hoặc không khẳng định bằng mô bệnh học; kèm theo không di căn hạch nách được khẳng định bằng mô bệnh học.
N3: di căn ≥ 10 hạch nách hoặc hạch nách nhóm III (hạch hạ đòn), hoặc di căn hạch vú trong cùng bên kèm theo có di căn ≥ 1 hạch nách nhóm I, II trên chẩn đoán hình ảnh hoặc di căn > 3 hạch nách và di căn hạch cửa nhưng không di căn hạch vú trong cùng bên hoặc di căn hạch thượng đòn cùng bên.
pN3a: di căn ≥ 10 hạch nách (ít nhất 1 hạch > 2mm) hoặc di căn hạch hạ đòn (hạch nách nhóm III). pN3b: pN1a hoặc pN2a với cN2b (hạch vú trong dương tính trên chẩn đoán hình ảnh) hoặc pN2a với pN1b. pN3c: di căn hạch thượng đòn cùng bên.
M: Di căn xa
Mx: không xác định được di căn xa ở thời điểm chẩn đoán. M0: không có di căn xa.
cM1: di căn xa được phát hiện bằng lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh.
pM1: di căn xa được khẳng định bằng mô bệnh học hoặc di căn vào hạch không thuộc nhóm hạch vùng có kích thước > 0,2mm.
Bảng 4.6. Chẩn đoán giai đoạn theo TNM bệnh ung thư vú.
Điều trị
Điều trị ung thư vú là sự phối hợp của nhiều phương pháp điều trị ung thư (điều trị đa mô thức) bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, nội tiết, đích, miễn dịch. Ở giai đoạn sớm, phẫu thuật đóng vai trò chủ đạo, tùy thuộc vị trí, kích thước khối u vú, tuổi... có thể phẫu thuật lấy rộng u, vét hạch nách (phẫu thuật bảo tồn) hoặc phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú kèm theo vét hạch nách (phẫu thuật Patey). Phẫu thuật tạo hình cũng được áp dụng để tạo sự tự tin cho người bệnh, nhất là các phụ nữ trẻ. Ở giai đoạn tiếp theo, cần có sự phối hợp phẫu thuật, hóa trị và/hoặc xạ trị, nội tiết (tùy giai đoạn bệnh, loại mô bệnh học, tuổi, thụ thể nội tiết...) Ở giai đoạn muộn: điều trị toàn thân (hóa trị, nội tiết, đích, miễn dịch) giữ vai trò chủ đạo, trong đó hóa trị là biện pháp cơ bản nhất để điều trị ở giai đoạn này, ngoài hóa trị chuẩn thì việc sử dụng hóa trị metronomic (sử dụng thuốc liều thấp thường xuyên trong thời gian dài mà không ngắt quãng) mang lại lợi ích rất tốt cho bệnh nhân không phù hợp với hóa trị chuẩn. Nội tiết và điều trị đích, miễn dịch được áp dụng tùy thuộc vào các kết quả xét nghiệm thụ thể nội tiết ER, PR, Heu2/neu... Xạ trị được áp dụng điều trị phối hợp khi đã có tổn thương di căn (hạch, di căn xa: xương, não...); xạ trị cũng có thể được áp dụng trong mổ hoặc sau mổ đối với trường hợp phẫu thuật bảo tồn. Xạ trị triệu chứng nhằm giảm đau, giảm chảy máu với khối u xâm lấn thành ngực, khối u gây chảy máu, hoại tử.
Các thuốc hay sử dụng điều trị bệnh ung thư vú: doxorubicin, epirubicin, cyclophosphamid, 5FU, capecitabin, vinorelbin, gemcitabin, paclitaxel, docetaxel, methotrexat, vinblastin, adriamycin, mitomycin C, carboplatin, trastuzumab (chỉ định khi Heu2/neu dương tính), pertuzumab (chỉ định khi Heu2/neu dương tính), adotrastuzumab emtansine (T-DM1), liposomal doxorubicin, eribulin, albumin-bound paclitaxel, cisplatin, lapatinib, olaparid, atezolizumab, bevacizumab.
Điều trị nội tiết: phụ nữ trẻ chưa mãn kinh: tamoxifen; đã mãn kinh: anastrozol, letrozol, exemestane, fulvestran.
Thuốc ức chế mTor: everolimus, sirolimus, tesmirolimus.
Thuốc ức chế PI3K: taselisib, alpelisib, buparlisib.
Thuốc ức chế đặc hiệu PARP: olaparib, rucaparib, talazoparib, veliparib: người bệnh có BRCA dương tính.
Một số phác đồ hóa chất
Phác đồ AC
Doxorubicin 60 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Cyclophosphamid 60 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.
Phác đồ CAF
Cyclophosphamid 500 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Doxorubicin 50 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
5-Fluorobicin 500 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày
Phác đồ CMF
Cyclophosphamid 10 mg/m2, uống, ngày 1-14.
Methotrexat 40 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1-8.
5-Fluorouracil 600 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8.
Hoặc
Cyclophosphamid 100 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1-14. Methotrexat 30 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8.
5-Fluorouracil 400 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8. Chu kỳ 28 ngày, điều trị 6 đợt.
Phác đồ TA:
Doxorubicin 50 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Docetaxel 75 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Phác đồ TAC:
Doxorubicin 50 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Sau đó, docetaxel 75 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Cyclophosphamid 500 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Phác đồ VC:
Vinorebin 30 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8. Cisplatin 75 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Nhắc lại mỗi đợt sau 21 ngày.
Phác đồ AC liều dày sau đó dùng paclitaxel.
Doxorubicin 60 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Cyclophosphamid 600 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Chu kỳ 14 ngày x 4 chu kỳ. Sau đó:
Paclitaxel 175 mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, ngày 1.
Chu kỳ 14 ngày x 4 chu kỳ.
Hoặc sau đó:
Paclitaxel 80 mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ, hàng tuần đến 12 tuần.
Phác đồ TC
Doxetaxel 75 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Cyclophosphamid 600 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày x 4 chu kỳ.
Phác đồ TAC
Docetaxel 75 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Doxorubicin 50 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Cyclophosphamide 500 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày x 6 chu kỳ.
Phác đồ AC, sau đó docetaxel
Doxorubicin 60 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Cyclophosphamide 600 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày x 4 chu kỳ.
Sau đó: Docetaxel 100 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày x 4 chu kỳ
Phác đồ EC
Epirubicin 100 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Cyclophosphamid 830 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Chu kỳ 21 ngày x 8 chu kỳ.
Hoặc Epirubicin 100 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Cyclophosphamid 600 mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1.
Chu kỳ 21 ngày
Phác đồ Vinorelbin
Vinorelbin: 25 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1 mỗi tuần hoặc 30-35 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8 chu kỳ 21 ngày.
Hoặc Vinorelbin: 60-80 mg/m2, uống ngày 1, 8, 15 chu kỳ 28 ngày.
Hoặc Vinorelbin: 60-80 mg/m2, uống hàng tuần.
Hoặc Vinorelbin: 30-50 mg/lần, uống 3 lần/tuần.
Phác đồ capecitabin
Capecitabin 1.000-1.250 mg/m2/lần, uống 2 lần mỗi ngày, ngày 1-14.
Một số phác đồ điều trị đích, miễn dịch:
Trastuzumab
Dùng kết hợp với hóa trị: trastuzumab 4 mg/kg truyền tĩnh mạch lần đầu, sau đó trastuzumab 2 mg/kg truyền tĩnh mạch hàng tuần.
Hoặc trastuzumab 8 mg/kg truyền tĩnh mạch lần đầu, sau đó, trastuzumab 6 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 21 ngày.
Pertuzumab
Dùng kết hợp với hóa trị và trastuzumab.
Pertuzumab 840 mg/kg, truyền tĩnh mạch ngày 1 trong 60 phút, sau đó, 420 mg/kg, truyền tĩnh mạch trong 30-60 phút, chu kỳ mỗi 21 ngày.
Ado-trastuzumab emtansine (T-DM1)
3,6 mg/kg truyền tĩnh mạch ngày 1 chu kỳ mỗi 21 ngày.
Atezolizumab
Atezolizumab 1.200 mg, truyền tĩnh mạch mỗi 3 tuần, dùng đơn chất hoặc phối hợp với hóa chất.
Lapatinib
Lapatinib 1.250 mg uống hàng ngày, đơn chất hoặc phối hợp với capecitabin hoặc kháng thể đơn dòng.
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính tại dạ dày, là một trong các loại ung thư phổ biến trong các ung thư đường tiêu hóa.
Theo Globocan năm 2018, thế giới hàng năm có 1.033.701 trường hợp ung thư dạ dày mới mắc và 782.685 trường hợp tử vong (chiếm 8,2% nguyên nhân tử vong do ung thư). Tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở cả hai giới, đứng hàng thứ 3 sau ung thư gan, phổi ở nam và đứng hàng thứ 4 sau ung thư vú, đại trực tràng, phổi ở nữ về tỷ lệ mắc; hàng năm có 17.527 trường hợp mới mắc.
Những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh: Những người có tiền sử phẫu thuật cắt dạ dày do loét có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 4 lần người bình thường. Người có các tổn thương như viêm teo dạ dày, vô toan, thiếu máu ác tính, dị sản ruột, u tuyến dạ dày cũng được xem là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tính chất của bệnh ung thư
Bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường phát hiện tình cờ qua nội soi dạ dày qua thăm khám sức khỏe định kỳ, ở giai đoạn này, có thể chỉ cần cắt hớt tổn thương qua nội soi và theo dõi định kỳ. Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng, ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng thượng vị; giai đoạn muộn hơn người bệnh có biểu hiện tự sờ thấy khối ở bụng, đau bụng kèm theo biểu hiện tại các tổn thương di căn: sờ thấy hạch thượng đòn, đau tức hạ sườn phải, vàng da (di căn gan), ho, đau ngực (di căn phổi), đau xương (di căn xương), đau đầu, nôn, yếu liệt (di căn não), gầy sút cân, suy kiệt, tắc ruột (đau bụng từng cơn, bí đại tiện, nôn), thủng vỡ u dạ dày (đau bụng dữ dội, bụng cứng,…).
Chẩn đoán:
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn sớm: Triệu chứng nghèo nàn. Biểu hiện: đau tức vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi, chán ăn hoặc không có triệu chứng gì.
Giai đoạn tiến triển: đau bụng là dấu hiệu thường gặp nhất, đau không có chu kỳ, không liên quan đến bữa ăn. Buồn nôn, nôn nếu khối u ở môn vị và tâm vị. Khó nuốt nếu khối u ở tâm vị. Suy nhược toàn thân, gầy sút nhanh. Hội chứng thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt. Hội chứng xuất huyết: nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Khám có thể sờ thấy khối u hoặc đám cứng ở trên rốn. Phát hiện các dấu hiệu di căn: cổ trướng, gan to, di căn hạch thượng đòn.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Nội soi thực quản- dạ dày ống mềm
Qua nội soi có thể quan sát trực tiếp tổn thương, xác định vị trí, hình dạng, kích thước tổn thương. Đồng thời, tiến hành sinh thiết tổn thương để chẩn đoán mô bệnh học.
Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng-lồng ngực, cộng hưởng từ sọ não, xạ hình xương, PET/CT: đánh giá tổn thương di căn hạch, gan, buồng trứng, phổi, não,…
Xét nghiệm máu:
Công thức máu, đông máu, sinh hóa máu: đánh giá bilan, tình trạng thiếu máu,…
Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u trong máu: CEA, CA72-4, CA 19-9,… có giá trị theo dõi, đánh giá kết quả điều trị.
Mô bệnh học và hóa mô miễn dịch
Giúp đánh giá thể mô bệnh học, mức độ biệt hóa, nhuộm hóa mô miễn dịch để đánh giá thụ thể Heu-2/neu, PD-L1…
Xét nghiệm sinh học phân tử: Xét nghiệm đột biến gen, giải trình tự nhiều gen.
Chẩn đoán giai đoạn
Đánh giá giai đoạn theo hệ thống TNM của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Joint Committee on Cancer-AJCC) năm 2017.
T: U nguyên phát
Tis: ung thư biểu mô tại chỗ.
T1: u xâm lấn đến lớp niêm mạc, dưới niêm mạc.
T1a: u xâm lấn lớp niêm mạc.
T1b: u xâm lấn lớp dưới niêm mạc.
T2: u xâm lấn đến lớp cơ.
T3: u xâm lấn lớp dưới thanh mạc.
T4: u xâm lấn thanh mạc hoặc các cấu trúc lân cận.
T4a: u xâm lấn lớp thanh mạc.
T4b: u xâm lấn các cấu trúc lân cận.
N: Hạch vùng
N0: không có hạch.
N1: di căn 1-2 hạch.
N2: di căn 3-6 hạch.
N3: di căn trên 6 hạch vùng.
N3a: di căn 7-15 hạch.
N3b: di căn từ 16 hạch trở lên.
M: Di căn xa
M0: chưa di căn xa.
M1: di căn xa.
Bảng 4.7. Xếp loại giai đoạn theo TNM lâm sàng (cTNM) bệnh ung thư dạ dày
Bảng 4.8. Xếp loại giai đoạn bệnh sau mổ theo TNM (pTNM) bệnh ung thư dạ dày
Điều trị
Tùy thuộc giai đoạn bệnh, vị trí khối u, thể trạng người bệnh mà có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, miễn dịch.
Phẫu thuật là biện pháp cơ bản điều trị ung thư dạ dày: phẫu thuật triệt căn: cắt đoạn dạ dày và nạo vét hạch, phẫu thuật điều trị triệu chứng (nối vị tràng, mở thông hỗng tràng điều trị trong trường hợp thủng vỡ u gây viêm phúc mạc,…).
Xạ trị được chỉ định trong ưng thư dạ dày giai đoạn muộn hoặc di căn hạch, tuy nhiên ít được áp dụng.
Hóa trị được áp dụng:
Điều trị trước mổ (hóa trị tiền phẫu) nhằm thu nhỏ kích thước u và tổn thương di căn, tạo điều kiện thuận lợi để phẫu thuật triệt căn;
Điều trị bổ trợ sau mổ, nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại, hạn chế tiến triển, tái phát, di căn;
Điều trị ở giai đoạn muộn: hóa trị giữ vai trò chủ đạo, có thể phối hợp với điều trị đích (kháng thể đơn dòng). Các thuốc hay sử dụng trong điều trị bệnh ung thư dạ dày bao gồm: cisplatin, carboplatin, oxaliplatin; leucovorin, etoposid, 5FU, doxorubicin, farmorubicin, paclitaxel, docetaxel, irinotecan, capecitabin, tegafur + gimeracil + oteracil potassium (TS one), tegafur + uracil (Ufur, Mefuform), trifluridin + tipiracil,…
Điều trị đích, miễn dịch: thường áp dụng ở giai đoạn muộn: đã có tổn thương di căn xa; việc lựa chọn phác đồ điều trị cần xem xét đến các xét nghiệm hóa mô miễn dịch và đột biến gen. Các thuốc hay sử dụng: trastuzumab, ramucirumab, pembrolizumab.
Một số phác đồ hóa chất:
Phác đồ FLOT:
Oxaliplatin 85 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Leucovorin 200 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
5FU 2.600 mg/m2, truyền tĩnh mạch liên tục 24 giờ ngày 1.
Docetaxel 50 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 14 ngày.
Phác đồ EOX:
Epirubicin 50 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Oxaliplatin 135 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1 trong 2 giờ.
Capecitabin 625 mg/m2/ngày, uống 2 lần/ngày, ngày 1-21. Chu kỳ 21 ngày.
Phác đồ PC:
Paclitaxel 50 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Carboplatin AUC 2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Hàng tuần x 5 tuần.
Phác đồ XELOX:
Capecitabin 1.000 mg/m2, uống 2 lần/ngày, ngày 1-14.
Oxaliplatin 130 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.
Phác đồ DCF:
Docetaxel 40 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Leucovorin 400 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
5 FU 400 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
5 FU 1.000 mg/m2, truyền tĩnh mạch 24 giờ ngày 1. Cisplatin 40 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 3. Chu kỳ 14 ngày.
Phác đồ docetaxel
Docetaxel 75-100 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Phác đồ paclitaxel
Paclitaxel 135-250 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.
Hoặc:
Paclitaxel 80 mg/m2, truyền tĩnh mạch hàng tuần. Chu kỳ 28 ngày.
Phác đồ irinotecan
Irinotecan 250-350 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.
Hoặc:
Irinotecan 150-80 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 14 ngày.
Hoặc:
Irinotecan 125 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8. Chu kỳ 21 ngày.
Phác đồ IC:
Irinotecan 65 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8.
Cisplatin 25-30 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8. Chu kỳ 21 ngày.
Hoặc:
Irinotecan 65 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8.
Cisplatin 25-50 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.
Phác đồ docetaxel + irinotecan
Docetaxel 35 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8.
Irinotecan 50 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8. Chu kỳ 21 ngày.
Phác đồ irinotecan + capecitabin
Irinotecan 250 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.
Capecitabin 1.000 mg/m2, uống 2 lần/ngày, ngày 1-14. Chu kỳ 21 ngày.
Phác đồ TS-one + cisplatin
TS-one 80 mg/m2, uống ngày 1-21.
Cisplatin 60 mg/m2, tĩnh mạch ngày 8. Chu kỳ 5 tuần.
Hoặc:
TS-one 80 mg/m2, uống ngày 1-14.
Cisplatin 60 mg/m2, tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 3 tuần.
Hoặc:
TS-one 80 mg/m2, uống ngày 1-14.
Oxaliplatin 100 mg/m2, tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 3 tuần.
Phác đồ TS one đơn chất
TS-one 80 mg/m2, uống ngày 1-28. Chu kỳ 6 tuần.
Hoặc:
TS-one 80 mg/m2, uống ngày 1-14. Chu kỳ 3 tuần.
Phác đồ capecitabin đơn chất
Capecitabine 1.000-1.250mg/m2, uống 2 lần/ngày, ngày 1-14. Chu kỳ 3 tuần.
Hoặc capecitabin 500mg, 3 lần/ngày, uống liên tục hàng ngày
Hoặc Capecitabin 625 mg, 2 lần/ngày uống liên tục hàng ngày
Phác đồ tegafur
Tegafur 360 mg/m2 (Ufur, Mefuform), uống ngày 1-14. Chu kỳ 3 tuần.
Một số phác đồ điều trị đích, miễn dịch:
Trastuzumab:
Trastuzumab 8 mg/kg, truyền tĩnh mạch lần đầu sau đó 6mg/kg mỗi 21 ngày phối hợp với hóa trị ở người bệnh có Heu-2/neu dương tính.
Hoặc trastuzumab 4 mg/kg truyền tĩnh mạch tuần 1 sau đó trastuzumab 2mg/kg hàng tuần phối hợp với hóa trị ở người bệnh có Heu-2/neu dương tính.
Ramucirumab:
Ramucirumab 8 mg/kg, tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 14 ngày.
Hoặc:
Ramucirumab 8 mg/kg, tĩnh mạch ngày 1, 15. Chu kỳ 28 ngày.
Pembrolizumab:
Pembrolizumab 200 mg, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh