✴️ Đo niệu dòng đồ

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Niệu dòng đồ là biểu đồ phân tích tính chất của dòng tiểu. Việc xác định được thực hiện thông qua lượng nước tiểu được bài xuất qua niệu đạo trong một đơn vị thời gian.

 

CHỈ ĐỊNH

Đánh giá tình trạng tắc nghẽn đường tiểu dưới và đánh giá điều trị các trường hợp tắc nghẽn đường tiểu dưới.

Những rối loạn tống xuất nước tiểu ở bàng quang.

Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.

Trước và sau mỗi can thiệp đến chức năng đường tiểu dưới bị thay đổi.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

 

CHUẨN BỊ 

Người thực hiện 

Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên.

Phương tiện

Máy đo niệu dòng đồ.

Người bệnh 

Chuẩn bị về mặt tinh thần. 

Giải thích cho người bệnh về thủ thuật sẽ tiến hành.

Hướng dẫn cho người bệnh cách đi tiểu vào dụng cụ hứng nước tiểu của máy lúc đo.

Cho người bệnh uống nước nhiều (ví dụ khoảng 750ml nước) để có cảm giác buồn tiểu trước khi thực hiện thủ thuật.

Hồ sơ bệnh án 

Kiểm tra hồ sơ bệnh án đầy đủ. Có chẩn đoán và chỉ định của thầy thuốc.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ 

Kiểm tra hồ sơ gồm các phần hành chính (Họ, tên người bệnh, tuổi, chẩn đoán, y lệnh thực hiện đo niệu dòng đồ). 

Kiểm tra người bệnh 

Kiểm tra họ tên người bệnh đúng với hồ sơ.

Thực hiện kỹ thuật

Khởi động máy đo niệu dòng đồ. Kiểm tra sự vận hành của máy để sẵn sàng đo.

Cho người bệnh vào vị trí của dụng cụ hứng nước tiểu.

Cho máy chạy.

Bảo người bệnh tiểu một cách bình thường vào dụng cụ hứng nước tiểu của máy. Tiểu cho đến khi hết.

Thao tác dừng máy, in kết quả thu được. Các thông số thu được cần lưu ý bao gồm:

Biểu đồ biểu thị tình trạng dòng tiểu.

Tốc độ dòng tiểu trung bình.

Tốc độ dòng tiểu cực đại.

Lượng nước tiểu.

Thời gian đi tiểu.

Thời gian đạt tốc độ cực đại.

 

Niệu dòng đồ bình thường

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Văn Ân. (2003), Đại cương về các phép đo niệu động học. Y học TP HCM,  Tập 7, Số 2, 2003: 68-72.

Blaivas, J.G., Chancellor, M.B.(1996), Atlas of Urodynamics. Baltimore: Williams and Wilkins.

Schafer, W., et al., (2002). Good urodynamic practices: uroflowmetry, filling cystometry, and pressure-flow studies. Neurourol Urodyn, . 21(3): p. 261-74.

Hosker, G., (2004). Urodynamics, in “The Yearbook of Obstetrics and Gynaecology”, (Hillard T., Purdie, D., Editor.) , RCOG Press: London. p. 233-254.

Şenel E, Tiryaki H.T, Akbiyk F, Atayurt H (2010), Do uroflowmetric findings change by treatment of urinary tract infection in girls with dysfunctional voiding? Turk J Med Sci ; 40 (1): 53-56.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top