Bại tương thảo là cây thuốc có nhiều tác dụng quý như trị mụn đinh nhọt, đau lưng hậu sản, viêm ruột thừa, táo bón, viêm gan vàng da… Bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn dưới đây để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Hình ảnh cây bại tương thảo
Đặc điểm của cây thuốc
Khu vực phân bố
Bại tương thảo là cây ưa ánh sáng. Tuy nhiên cây cũng có khả năng hơi chịu bóng và phân bố tập trung ở những vùng có khí hậu ẩm mát. Loại cây này được tìm thấy rất nhiều ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực sườn đồi hoặc bên vệ đường.
Ở nước ta, cây bại tương thảo phát triển ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng… nhưng với số lượng ít. Chính vì vậy không phải ai cũng biết cây này.
Bộ phận sử dụng
Tất cả các bộ phận của cây bại tương thảo đều được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên được dùng nhiều nhất vẫn là rễ cây.
Thu hái – Sơ chế
Rễ được thu hoạch vào tháng 8 là có giá trị dược liệu tốt nhất. Các bộ phận khác có thể thu hái quanh năm. Dược liệu đem về rửa sạch, phân loại từng bộ phận, dùng tươi hoặc phơi khô, bào chế dùng dần.
Bào chế thuốc
Theo Lôi Công Bào chế Dược Tính Luận, rễ già của cây bại tương thảo được đem đồ sôi cùng với một ít lá cam thảo trong 3 tiếng liên tục. Sau đó, loại bỏ lá cam thảo, giữ rễ cây lại đem phơi khô, tích trữ sử dụng lâu dài.
Đặc điểm dược liệu
Bảo quản
Để dược liệu không bị mốc và tích trữ được lâu cần để nơi thoáng mát. Tốt nhất là cho vào hũ sạch hoặc đóng bịch để không bị nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn.
Thành phần hóa học
Đem rễ cây bại tương thảo phân tích trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thu được 8% tinh dầu và một số chất hóa học khác.
Tính vị
Bại tương thảo tính hàn nhẹ, vị cay, đắng
Quy kinh
Sách Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển ghi nhận, dược liệu bại tương thảo có khả năng quy vào 3 kinh gồm:
Tác dụng dược lý của bại tương thảo
– Trong y học cổ truyền:
+ Theo sách Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển ghi nhận: Sử dụng chiết xuất bại tương thảo có khả năng tiêu độc cho cơ thể, giải nhiệt, trị nóng trong, bài nông, tiêu ứ.
+ Sách Tân hoa bản thảo cương yếu cũng ghi chép lại, cả cành và hoa bại tương thảo kích thích lưu thông máu, chống ứ, bài nùng, thải độc, lợi thấp, làm mát cơ thể, tiêu nhọt.
Chủ trị
Toàn thân cây bại tương thảo được phơi khô làm thuốc chữa bệnh
– Theo nghiên cứu hiện đại:
Chiết xuất từ dược liệu có những tác dụng như sau:
Liều lượng – Cách sử dụng
Bại tương thảo thường được dùng làm thuốc sắc uống. Lá có thể sử dụng làm thuốc đắp ngoài da.
Độc tính
Chưa có thông tin nào ghi nhận về độc tính của bại tương thảo. Tuy nhiên, nếu uống quá liều lượng người dùng có thể gặp các tác dụng phụ như:
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng bại tương thảo
Bại tương thảo là một phần không thể thiếu trong nhiều thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền. Người bệnh có thể sử dụng dược liệu này làm thuốc nếu rơi vào các trường hợp dưới đây.
1. Điều trị đau bụng hậu sản có cảm giác như bị dùi đâm
Theo sách Vệ Sinh Giản Dị Phương.
2. Điều trị các vấn đề trong đường ruột: Ruột nổi mụn nhọt, có mủ hoặc bị viêm ruột thừa
Sử dụng bài thuốc Ý Dĩ Phụ Tử Bại Tương Thang
Theo sách Kim Qũy Yếu Lược
3. Điều trị sung huyết kết mạc, viêm kết mạc cấp tính gây sưng đau
Theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược.
4. Điều trị ứ huyết, căng đau vùng bụng dưới ở phụ nữ sau sinh
Theo sách Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược
5. Điều trị bệnh lở loét, có cảm giác ngứa ngáy quanh lưng
Theo sách Dương Thị Sản Nhũ Phương
6. Điều trị chứng đau lưng cho phụ nữ trong thời kỳ hậu sản
Theo sách Quảng Tế Phương
7. Điều trị bệnh viêm ruột thừa cấp ( chưa có mủ), táo bón, khó đi ngoài
Theo sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách
8. Điều trị bí tiểu, bệnh viêm gan vàng da cấp tính, tiêu thũng
Theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược
9. Chữa ho, trong phổi có đờm mủ
Theo sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách
10. Bài thuốc chữa sản hậu xuống huyết kéo dài đến cả tuần chưa cầm
Theo sách Ngoại Đài Bí Yếu của danh y Vương Đào.
11. Điều trị mụn đinh nhọt chưa vỡ mủ bằng lá bại tương thảo
Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách
– Không dùng bại tương thảo cho các trường hợp sau:
– Sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn
– Trường hợp dùng bại tương thảo chữa bệnh trong thời gian dài cần có sự đồng ý của thầy thuốc
– Hiệu quả sử dụng dược liệu phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng bệnh nhân. Trong quá trình sử dụng thuốc cần có chế độ kiêng cữ phù hợp với từng bệnh và phối hợp với các phương pháp điều trị khác nếu cần thiết để bệnh tình mau chóng được đẩy lùi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh