Cây mã đề có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt,… thường được sử dụng điều trị viêm đường tiết niệu, đái rắt đau buốt và một số bệnh lý khác.
Cây mã đề giàu hàm lượng chất dinh dưỡng
+ Tên khác: Xa tiền thảo (lá mã đề), nhả én, mã đề thảo và xa tiền sử (hạt mã đề)
+ Tên khoa học: Plantago major
+ Họ: Họ mã đề Plantaginaceae
+ Đặc điểm sinh thái của mã đề
Cây mã đề có thân ngắn, lá mọc ở dưới gốc và có cuống ngắn. Phiến lá có gân dọc sống, hình thìa hoặc trứng. Họa thuộc kiểu lưỡng tính, mọc thẳng đứng. Quả hộp chứa hạt màu nâu đen bóng. Thông thường, mỗi quả mã đề có khoảng 8 – 20 hạt.
+ Phân bố
Cây mã đề thường được dùng làm thuốc nên được trồng ở hầu hết mọi nơi trên nước ta.
+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
+ Thành phần hóa học
Toàn thân cây mã đề chứa nhiều rinantin và aucubin. Lá có nhiều chất đắng, chất nhầy, vitamin C, K và các carotin. Hạt chứa chất nhầy, cholin, acid plantenolic và adnin.
+ Tính vị
Tính mát, vị ngọt
+ Quy kinh
Thận, Can và bàng quang
+ Tác dụng dược lý
Mã đề có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm,… Vì vậy, thường được sử dụng để điều trị các bệnh sau:
+ Cách dùng và liều lượng
Có thể dùng mã đề giã hoặc nấu nước uống. Liều dùng còn tùy thuộc vào loại bệnh của từng đối tượng.
Dùng mã đề khô chữa bệnh
+ Chữa viêm cầu thận cấp tính
Dùng 26 gram mã đề kết hợp vớ 20 gram thạch cao làm thuốc, 6 gram quế chi, 12 gram bạch truật, 6 gram cam thảo, 12 gram ma hoàng, 6 gram gừng, 8 gram mộc thong, 12 gram đại táo. Sắc thuốc uống.
+ Điều trị viêm cầu thận mãn tính
16 gram mã đề, 12 gram rễ cỏ tranh, 8 gram trư linh, 12 gram hoàng bá, 8 gram hoạt thạch, 12 gram hoàng liên, 12 gram phục linh. Sắc uống. Mỗi ngày 1 thang.
+ Trị chứng viêm đường tiết niệu cấp
Dùng 20 gram mã đề, 30 gram ích mẫu, 15 gram bồ công anh, 30 gram rễ cỏ tranh, 15 gram chi tử, 6 gram cam thảo cùng với cỏ nhọ nồi và kim tiền thảo mỗi vị 20 gram. Mỗi ngày 1 thang. Sắc uống liên tục trong 10 ngày.
+ Chữa sỏi bàng quang
Sử dụng 30 gram mã đề, 30 gram kim tiền thảo và 30 gram diếp cá. Sắc thuốc, chia uống 2 lần/ ngày. Dùng liên tục 5 ngày.
+ Điều trị viêm bể thận cấp tính
Hái mã đề tươi, cỏ bấc đèn tươi và cỏ rễ tranh tươi, mỗi vị 50 gram. Sắc thuốc chia đều, uống trong ngày. Uống từ 5 – 7 ngày.
+ Chữa đi tiểu ra máu
Dùng một lượng lá mã đề và ích mẫu bằng nhau (12 gram), rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống.
+ Điều trị sỏi đường tiết niệu
Rễ cỏ tranh, mã đề, mỗi vị 20 gram kết hợp với kim tiền thảo 30 gram. Sắc thuốc và uống nhiều lần trong ngày.
+ Lợi tiểu, chữa khó tiểu
Dùng 10 gram hạt mã đề cùng với 2 gram cam thảo, sắc với 600 ml nước. Khi thuốc cạn còn 200 ml, chia thành 3 uống trong ngày.
+ Cải thiện chứng bí tiểu tiện
Dùng 12 gram hạt mã đề sắc hoặc hãm với nước, uống nhiều lần trong ngày.
+ Chữa lỵ
Sử dụng lá mã đề, cỏ seo gà và dây mơ lông, mỗi vị 12 gram, sắc uống.
+ Điều trị lỵ cấp và mạn tính
Hái 30 gram rau sam tươi và lá mã đề đem nấu nước và uống thay nước lọc.
+ Trị bệnh tiêu chảy
Rau má tươi, mã đề tươi và nhọ nồi tươi, mỗi vị một nắm. Sắc với 500 ml nước cho đến khi thuốc đặc, lọc lấy và uống.
+ Chữa tiêu chảy mạn tính
Hạt mã đề 8 gram sắc chung với cam thảo dây, rau má, cát căn, đẳng sâm (mỗi vị 12 gram) và 8 gram cúc hoa. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
+ Điều trị chứng nóng phổi, ho dai dẳng
Lấy 20 – 50 gram mã đề tươi, rửa sạch và sắc thuốc. Uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống cách nhau 3 tiếng.
+ Chữa ho có đờm
Mã đề 10 gram sắc chung với 2 gram cam thảo và 2 gram cát cánh.
+ Trị viêm phế quản
Sử dụng 6 – 12 gram hạt mã đề, sắc nước và uống nhiều lần trong ngày
Nước sắc mã đề trị viêm phế quản
+ Điều trị chứng nóng gan mật
Lá mã đề tươi và gan lợn, rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó, nấu canh hoặc xào chung với nhau. Ăn liên tục từ 6 – 7 ngày. Khi áp dụng bài thuốc trị bệnh này, người bệnh không nên ăn đồ cay nóng và đặc biệt không uống rượu bia.
+ Chữa viêm gan siêu vi trùng
Dùng 20 gram mã đề, 20 gram chi tử, 40 gram nhân trần và 20 gram lá mơ, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Mỗi ngày sử dụng một lượng nhỏ pha trong 100 – 150 ml nước sôi và uống.
+ Điều trị chảy máu cam
Lá mã đề được vệ sinh sạch, giã nát, thêm ít nước và vắt lấy nước cốt uống. Phần bã dùng đắp lên trên. Uống khoảng vài ngày, giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
+ Chữa sốt xuất huyết
Dùng 50 gram mã đề tươi sắc chung với 30 gram củ sắn dây trong 1 lít nước. Sau khi thuốc cạn còn 500 ml, chia thuốc làm 2, uống lúc đói. Thực hiện liên tiếp trong 3 ngày. Khi bước sang ngày điều trị thứ 4 chỉ nên uống 1 lần.
+ Trị phù thũng
Lấy 30 gram mã đề, 15 gram đại phúc bì, 20 gram phục linh bì và 20 gram vỏ bí xanh. Sắc uống.
+ Điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em
Rau mã đề thái nhỏ và nấu với 100 – 150 gram giò sống. Cho trẻ ăn cho đến khi bệnh thuyên giảm.
+ Cải thiện chứng rụng tóc
Mã đề khô đốt thành than và trộn với giấm trong vòng 1 tuần. Sau đó bôi lên vùng rụng tóc. Sử dụng liên tục giúp giảm tình trạng rụng tóc.
+ Điều trị cao huyết áp
Dùng 30 gram mã đề tươi, 12 gram ích mẫu thảo, 20 gram hạ khô thảo và 12 gram hạt mồng sao đen. Sắc thuốc uống
+ Cải thiện triệu chứng ngứa đau ở bộ phận sinh dục
Bài thuốc điều trị dựa theo Nam Dược Thần hiệu với một nắm hạt mã đề nấu nước và ngâm rửa bộ phận sinh dục. Thực hiện thường xuyên để có kết quả điều trị cao.
+ Chữa trẻ bị sởi đẫn đến tiêu chảy
Dùng hạt mã đề sắc nước uống.
+ Cháo mã đề
Cháo mã đề là một trong những món ăn đang được ưa chuộng tại nhiều tỉnh ở Trung Quốc. Để tạo nên món ăn nổi tiếng này, ngoài nguyên liệu chính là mã đề và gạo, người bệnh nên thêm một ít hành và chút muối để tăng hương vị đậm đà cho món ăn.
→ Công dụng của cháo mã đề: Có tác dụng trị đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu và sáng mắt.
+ Canh mã đề
Món canh mã đề được biết đến thông qua cuốn sách Thánh Tuế Tổng Lục quyển thứ 190. Chỉ với một ít lá mã đề phối trộn với hành, gừng và muối ăn không chỉ giúp ăn ngon miệng mà còn hỗ trợ điều trị đau buốt tiết niệu và đái ra máu.
Những đối tượng sau không nên sử dụng mã đề chữa bệnh, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
Trên đây là thông tin về cây mã đề. Các bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu tác dụng phụ, người bệnh chỉ nên dùng cây mã đề khi có sự đồng ý của thầy thuốc chuyên môn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh